Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quỹ tích lũy trả nợ được quản lý, sử dụng như thế nào?

09:09 | 30/06/2018

567 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro cho các khoản vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
quy tich luy tra no duoc quan ly su dung nhu the nao
Quỹ tích lũy trả nợ xử lý rủi ro đối với các khoản bảo lãnh Chính phủ

Mục đích của Quỹ tích lũy trả nợ

Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, đã phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nợ công theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về nợ công. Nợ công được đưa về một đầu mối quản lý thống nhất là Bộ Tài chính. Quỹ tích luỹ trả nợ được lập để đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ.

Bộ Tài chính sẽ là đơn vị quản lý Quỹ tích lũy trả nợ, với quản lý thu, chi, sử dụng quỹ theo quy định Luật Quản lý nợ công; báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ. Cơ quan này cũng sẽ đề xuất phương án xử lý trong trường hợp quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro.

Trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ, Bộ Tài chính sẽ là đơn vị được quyết gia hạn thu hồi khoản vốn ứng này, cũng như chọn ngân hàng trong nước để gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của quỹ.

Cũng theo nghị định này, các khoản thu như thu hồi nợ cho vay lại, thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả với khoản phí bảo lãnh hoặc lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn, đầu tư quỹ... sẽ là khoản thu của Quỹ tích lũy.

Ngược lại, các khoản chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi) với khoản vay về cho vay lại, chi xử lý rủi ro, chi nghiệp vụ quản lý nợ công... là khoản chi của quỹ.

Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi trên, quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định pháp luật.

Hơn 26 tỷ USD nợ bảo lãnh Chính phủ

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2017, tổng giá trị bảo lãnh Chính phủ quy đổi ước tính khoảng hơn 26 tỷ USD. Trong số này, giá trị bảo lãnh nước ngoài chiếm hơn 84%. Tổng dư nợ gốc ước tính 12,5 tỷ USD, giảm so với cuối năm 2016. Trong năm qua, số rút vốn mới thấp hơn so với số trả nợ gốc.

Năm vừa qua, Bộ Tài chính không thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ vay vốn nước ngoài cho dự án đầu tư nào.

Có 4 dự án đã kết thúc trả nợ nước ngoài, 4 khoản vay đã trả trước hạn với tổng giá trị 104 triệu USD. Tuy nhiên, năm qua, Quỹ Tích lũy trả nợ vẫn phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy hơn 8 triệu USD, nâng tổng trị giá ứng trả lên gần 89 triệu USD.

Nguồn thu hồi cho Quỹ dự kiến từ việc bán thanh lý tài sản dự án Nhà máy Giấy Phương Nam. Tuy nhiên, Bộ Công Thương hiện chưa xử lý xong tài sản này. Bộ Tài chính cho biết tới nay chưa có kết quả xử lý nên chưa có nguồn để trả một phần nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó, cơ quan này đã làm việc với ngân hàng cho vay nước ngoài nhưng nhà băng này từ chối hỗ trợ tài chính cho dự án.

Dự án Nhà máy Giấy Phương Nam trước đây do Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – Vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, nay đã chuyển giao cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Dự án có khó khăn về tài chính không trả nợ các kỳ từ 2008 đến nay. Đến cuối 2017, dự án vay 75 triệu USD từ Quỹ Tích lũy để trả nợ và hiện nợ quá hạn với Quỹ. Thủ tướng đã dừng đầu tư dự án và giao Bộ Công Thương bán thanh lý tài sản nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Bộ Tài chính cũng cho biết có 31 trong tổng số 53 dự án chưa ký kết hợp đồng thế chấp tài sản. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới ký thế chấp 2 trong tổng số 20 dự án. Cơ quan này nhận định việc triển khai thế chấp tài sản vẫn chậm, chưa đáp ứng được tiến độ là do các doanh nghiệp chưa tích cực trao đổi, thống nhất nội dung hợp đồng thế chấp, kê khai danh mục tài sản thế chấp, đặc biệt trong trường hợp thế chấp tài sản dự án cho nhiều bên, trong đó Bộ Tài chính chỉ là một bên nhận thế chấp.

Bộ cho biết đã trao đổi với các bên yêu cầu thúc đẩy hoàn tất việc thế chấp tài sản trước ngày 30/6. Sau thời hạn này, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng áp dụng chế tài xử lý.

Bộ cũng cho biết chưa thu được 90 tỷ đồng phí bảo lãnh quá hạn của một số đơn vị, tập trung ở 3 dự án xi măng (Hạ Long, Thái Nguyên, Đồng Bành) và 2 dự án thủy điện (Xekaman 1 và Xekaman 3) do các đơn vị đang phải tái cơ cấu nợ.

Dư nợ bảo lãnh ngành điện hiện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh Chính phủ (khoảng 64%) do dư nợ các lĩnh vực khác đang giảm dần và không có cấp mới như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí…

Theo Bộ Tài chính, dự án ngành điện gặp khó khăn dài hạn trong quá trình vận hành và trả nợ như dự án Xekaman 3 của Công ty Cổ phần Điện Việt Lào bị sự cố địa chất bất khả kháng và vẫn đang trong quá trình khắc phục. Hiện công ty đang gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn cho việc khắc phục, cũng như trả dần các khoản vay quá hạn. Quá trình tái cơ cấu các khoản vay sẽ bị ảnh hưởng nếu việc khắc phục sự cố không đảm bảo tiến độ và kết quả dự kiến.

3 dự án xi măng đã được Chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu gồm Hạ Long, Thái Nguyên, Đồng Bành đã thu xếp tự trả nợ được Chính phủ bảo lãnh, đang tiếp tục tái cơ cấu các khoản nợ vay. Đến cuối năm 2017, dư nợ bảo lãnh đối với lĩnh vực xi măng là 180 triệu USD.

Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính từng trả lời trước báo chí rằng theo Luật Quản lý nợ công, khi các khoản vay gặp khó khăn, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì cơ quan bảo lãnh là Chính phủ có trách nhiệm nhận nợ, Quỹ tích lũy trả nợ sẽ trả nợ thay. Phần lớn các dự án được Chính phủ bảo lãnh là các dự án có quy mô lớn, cho dù cẩn trọng vẫn có thể xảy ra rủi ro. Điều này tương tự như các khoản nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, các khoản bảo lãnh này không giống ngân hàng ở chỗ bên cạnh hiệu quả tài chính, mục tiêu triển khai các dự án còn phải đặt trong mối tương quan với các vấn đề khác như chính trị, xã hội.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp khó khăn nhưng chưa phá sản bắt buộc phải nhận nợ với Quỹ tích lũy trả nợ. Các khoản nợ chỉ thể hiện là các khoản nợ dự phòng chứ chưa chuyển thành các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

quy tich luy tra no duoc quan ly su dung nhu the naoNợ công thế giới đạt mức kỷ lục
quy tich luy tra no duoc quan ly su dung nhu the naoChính phủ cho địa phương vay lại nguồn vốn vay nước ngoài để tăng trách nhiệm
quy tich luy tra no duoc quan ly su dung nhu the naoDN nhà nước tự vay tự trả, Chính phủ không gánh nợ thay