Quốc gia nghèo của châu Phi hủy dự án hơn 300 triệu USD với Trung Quốc
Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: CNN) |
Theo CNN, dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2022, được cựu Tổng thống Ernest Bai Koroma phê chuẩn hồi tháng 3 năm nay.
Động thái mới của Sierra Leone diễn ra trong bối cảnh một loạt các quốc gia khác như Pakistan và Malaysia cũng hủy các khoản vay của Trung Quốc để phục vụ các dự án hạ tầng lớn trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, quyết định của Sierra Leone gây sự chú ý bởi đây là lần đầu tiên một chính phủ châu Phi cho ngừng một dự án lớn đã được công bố và được Bắc Kinh hậu thuẫn vốn.
“Sau khi cân nhắc kỹ, chính phủ thấy rằng không có lợi ích về kinh tế khi xây dựng sân bay mới trong khi sân bay hiện tại vẫn có thể tận dụng được”, một lá thư từ Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Hàng không Sierra Leone gửi tới giám đốc dự án được đăng tải trên báo chí địa phương viết.
Trả lời phỏng vấn của BBC ngày 10/10, Bộ trưởng Giao thông Kabineh Kallon cho rằng thay vì xây dựng sân bay mới, sân bay hiện thời sẽ được đầu tư nâng cấp.
“Tôi có quyền đưa ra quyết định tốt nhất cho đất nước”, ông Kallon nói.
Hiện chưa rõ liệu có bất kỳ hình phạt nào về tài chính liên quan tới việc hủy dự án hay không.
Sierra Leone là một trong số các quốc gia nghèo nhất châu Phi và bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xếp hạng là có nguy cơ vỡ nợ.
Dưới thời cựu Tổng thống Koroma, người tại vị từ tháng 9/2007 đến tháng 4/2018, Sierra Leone đã vay tổng cộng 224 triệu USD của Trung Quốc. Riêng năm 2016, quốc gia này vày tới 161 triệu USD theo Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc – châu Phi Johns Hopkins SAIS.
Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Julius Maada Bio lên nắm quyền, chính phủ Sierra Leone đã xem xét lại một số cam kết tài chính của cựu Tổng thống Koroma.
Theo Lina Benabdallah, giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Wake Forest (North Carolina, Mỹ), dự án sân bay quốc tế hơn 300 triệu USD đã gây tranh cãi trong vài năm qua, một phần do thiếu sự minh bạch về các điều khoản.
Tập đoàn đường sắt số 7 của Trung Quốc, vốn có kinh nghiệm xây cầu và đường cao tốc trên khắp châu Phi, đã được ký hợp đồng để xây dựng sân bay, với nguồn vốn từ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc.
Chuyên gia Benabdallah cho rằng quyết định mới của chính quyền Tổng thống Julius Maada Bio là dấu hiệu quan trọng cho thấy châu Phi đang xem xét lại điều khoản các thỏa thuận được ký giữa các lãnh đạo Trung Quốc và châu Phi.
Theo dkn.tv
Trump: Trung Quốc nghĩ người Mỹ 'ngu ngốc' | |
Chuẩn bị về hưu, ông chủ Alibaba vẫn trở thành người giàu nhất Trung Quốc | |
Mỹ triển khai B-2 tới Trân Châu Cảng để "đề phòng" Trung Quốc? |
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp
-
Xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc
-
Giá dầu hôm nay (22/10): Dầu thô giảm trong phiên
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công