Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

"Quay cuồng" thi thử đại học

10:51 | 16/06/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Chỉ chưa đầy 1 tháng nữa, các sĩ tử sẽ tham gia kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Để luyện kiến thức và tâm lý cho kì thi quan trọng này, nhiều sĩ tử quay cuồng trong các cuộc thi thử.

>> Thi thử online 'lên ngôi'

Xong tốt nghiệp, thi thử liên miên

Mặc dù kì thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc ngày 4/6, nhưng ngay sau đó, nhiều sinh lại “lao” vào các lò luyện thi để ôn tập và đặc biệt là… thi thử. Về cơ bản, việc thi thử ĐH có nhiều lợi ích, đặc biệt giúp thí sinh kiểm tra lại kiến thức và điều chỉnh thời gian làm bài thi hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhiều thí sinh đã lạm dụng việc thi thử, coi thi thử là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian này.

Em Nguyễn Hoàng Linh (THPT Phạm Hồng Thái) cho biết: "Em đăng ký thi khối A của ĐH Thủy lợi. Em đã thi thử ở Trung tâm Học mãi 3 - 4 lần, mỗi lần thi mất phí 50.000 đồng/môn. Lần thi thử gần đây nhất em đạt 7 điểm, nhưng em sẽ thi thêm để biết khả năng của mình đến đâu".

Nhiều thí sinh cho rằng càng thi thử nhiều, kiến thức càng vững chắc.

Trong khi đó, Nguyễn Phương Anh (THPT Chu Văn An) chia sẻ: "Em đăng ký thi khối A và D1. Ba lần thi trước, em đạt từ 19 - 22 điểm/3 môn. Em thấy cách trình bày bài thi và kinh nghiệm làm bài chưa tốt nên sẽ thi thử tiếp. Nói chung điểm thi thử càng cao thì mình càng có tự tin khi đi thi hơn. Với số điểm thi thử thế này, em chỉ sợ không đủ điểm đỗ ĐH".

Tuy nhiên, lại có thí sinh coi việc thi thử như là "phong trào". Như một học sinh trường THPT Phan Đình Phùng cho biết, nhiều bạn trong lớp em đã thi thử ĐH nhiều lần. Có những bạn đạt điểm rất thấp nhưng chưa tin vào năng lực học của mình. Thế là, mỗi lần thi thử, các bạn lại tìm đến một trung tâm khác. Lại có trường, thi thử thấy đạt điểm sàn ĐH khối A của năm ngoái thì yên trí sẽ đỗ ĐH, nên thời gian này nghỉ "xả hơi".

Nguyễn Diệu Linh, THPT Lương Thế Vinh, trong tháng nước rút này cũng tham gia rất nhiều đợt thi: 2 đợt thi thử tốt nghiệp, 2 đợt thi thử ĐH ở trường, 3 đợt thi thử ở Trung tâm Chuyên Sư phạm. Và sắp tới Linh còn đăng kí tham gia 2 đợt thi thử tại Trung tâm luyện thi Bách khoa. Linh chia sẻ: “Tham gia nhiều kì thi thử vừa để thử sức chọn trường vừa làm quen với tâm lý ngồi phòng thi”.

Không chỉ thi thử ở các trung tâm luyện thi, thí sinh cũng tìm tới hình thức thi thử online. Một số website thi thử đại học trực tuyến và miễn phí được truy cập nhiều như: thithudaihoc.com, hocmai.vn, luyenthi.hoc360.vn... Chỉ cần đăng kí tài khoản vào mấy trang web luyện thi đại học là mình có thể thi thử bất cứ lúc nào.

Chỉ cần hệ thống lại kiến thức

Thi thử ĐH để biết năng lực của mình là rất cần thiết. Qua thi thử, thí sinh sẽ rút ra bài học trong cách trình bày bài làm, biết mình còn hổng kiến thức gì, cách phân bổ thời gian làm bài đã hợp lý chưa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh chỉ nên thi thử từ 1 - 2 lần để được cọ xát làm quen với không khí thi cử trước khi thi thật. 

Nhiều học sinh các tỉnh lân cận Hà Nội sau những lần tốn công, tốn của lên Hà Nội thi thử đã phản ánh tình trạng: “Trung tâm quảng cáo thì hay, nhưng tổ chức vô cùng lộn xộn. Phòng thi chật chội, học sinh ngồi chen chúc nóng nực. Trông thi thì chỉ có một giám thị, thí sinh thì đông nên tình trạng nói chuyện rào rào, hỏi bài thoải mái vẫn diễn ra. Thi thử về chỉ cảm thấy chán nản, kết quả không được như ý càng cảm thấy hoang mang, lo lắng hơn”.

Thí sinh cần chọn địa điểm thi thử kĩ lưỡng (ảnh minh họa).

Nhiều học sinh qua thi thử cũng cho biết, trong đề thi thử có câu hỏi không nằm trong chương trình. Có trung tâm, chẳng cần quan tâm đến chất lượng thực mà chỉ chạy theo số lượng đăng ký nên đã không tránh được tình trạng ra đề sai, coi thi không nghiêm túc, học sinh thoải mái chép tài liệu... Thậm chí, có trung tâm để “câu khách” còn ra đề thi vừa tầm, đủ để người thi đạt điểm trung bình trở lên. Có lò luyện thi còn lấy hú họa đề thi trong tài liệu nào đó để học sinh thi (nhằm giảm chi phí khâu tổ chức thi). Vì thế, không ít học sinh thi thử ở trường học, thầy cô chấm đúng, coi thi chặt thì điểm thi lại thấp mà thi thử ở trung tâm điểm lại đạt loại khá.

Theo phân tích của nhiều thầy cô giáo có kinh nghiệm và cả các thầy cô đã từng ôn luyện đại học: Thi thử là phương pháp rà soát lại kiến thức khá tốt đồng thời rèn luyện thêm bản lĩnh thi cử, kinh nghiệm cho học sinh trước khi bước vào thi thật. Tuy nhiên, thi thử chỉ mang lại hiệu quả nếu đề thi thử bám sát yêu cầu của kỳ thi. Đề thi nếu không đảm bảo chất lượng có thể gây tâm lý hoang mang hoặc chủ quan cho người thi.

Thi thử chỉ có tác dụng khi: Sau khi thi xong học sinh được thầy cô phân tích đề thi, lý giải nguyên nhân vì sao bài này làm chưa được điểm, vì sao chỗ này sai... và học sinh phải được ôn tập, bồi dưỡng kiến thức phần còn yếu. Nếu thi xong bỏ đấy, thi thử coi như không có tác dụng.

Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên dạy chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An cho rằng: Từ nay đến ngày thi ĐH lần đầu tiên, nếu các em có tham gia thi thử ĐH thì chỉ nên thi một lần nữa và chọn trung tâm uy tín. Còn lại, các em tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách: Sau khi đã học ôn kiến thức cơ bản và nâng cao, hãy làm đề thi ĐH của những năm trước. Khi làm đề thi, hãy ấn định thời gian và đối chiếu đáp án.

Đây là một phương pháp không mất thời gian, sức lực và tiền bạc. Nếu không có thời gian, các em có thể đăng ký tham gia các lớp chuyên đề thi thử trực tuyến. Việc thi thử ở các trung tâm không có uy tín chưa chắc đã tốt bởi tính khoa học, tính sư phạm của các đề thi không được kiểm chứng. 

Khánh An