Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quản lý thuế TMĐT xuyên biên giới: Những tín hiệu tích cực

19:00 | 16/09/2022

341 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sự phát triển bùng nổ của kinh tế số với các dịch vụ xuyên biên giới đã và đang đặt ra nhiều khó khăn đối với công tác quản lý thuế khi mà việc kiểm soát giao dịch kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0, cũng như xác định căn cứ tính thuế không còn dễ dàng như các giao dịch kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, với các chính sách đồng bộ, công khai minh bạch và áp dụng công nghệ hiện đại, các giải pháp quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới nền kinh tế số tại Việt Nam.
Quản lý thuế TMĐT xuyên biên giới: Những tín hiệu tích cực
Nhà cung cấp nước ngoài có thể đăng ký, kê khai, nộp thuế hoặc tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam thông qua Cổng thông tin điện tử . Ảnh: Tuệ Anh

Thách thức từ thị trường tỷ USD

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 vừa đưa ra dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, đánh dấu năm đầu tiên đạt cột mốc này. So với thời điểm nở rộ thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2015, trị giá thương mại điện tử bán lẻ năm 2022 sẽ tăng gấp 4 lần, từ 4 tỷ USD lên hơn 16 tỷ USD. Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ đạt mức 39 tỷ USD, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo số liệu được công bố, số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các website nước ngoài đã tăng từ 36% năm 2020 lên mức 43% trong năm 2021. Đáng lưu ý, tỷ lệ người tiêu dùng có mua sắm hàng hóa trực tiếp từ các website nước ngoài cũng tăng mạnh từ 49% (năm 2020) lên 56% (năm 2021). Bên cạnh đó, người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam cũng tăng từ 41% (năm 2020) lên tới 57% (năm 2021).

Đáng lưu ý, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Mesenger… đã tăng lên 57% vào năm 2021, so với con số 41% vào năm 2020. Số lượng doanh nghiệp có trên 50% lao động sử dụng các ứng dụng từ nhà cung cấp nước ngoài trong công việc như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Mesenger… cũng chiếm tới 44%. Mạng xã hội được tích hợp phổ biến nhất trên website, ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay là Facebook với 62,1% thị phần.

Những số liệu trên phần nào cho thấy bức tranh thương mại điện tử nói chung và giao dịch xuyên biên giới nói riêng trong thời gian qua đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, lũy kế tính từ năm 2018 đến hết tháng 6/2022, các tổ chức như Google, Facebook, Microsoft… đã khai nộp thuế với tổng số tiền hơn 5.432 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đã khai thay, nộp thay thuế nhà thầu gần 760 tỷ đồng, bằng 48% so với số thu năm 2021. Từ năm 2018 đến nay, tăng thu bình quân từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 30%/năm, số thu bình quân đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.

Những đặc trưng của nền kinh tế số và sự phát triển nhanh chóng của nó đã mang lại tiềm năng rất lớn cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế. Đó là những khó khăn liên quan đến việc quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp, việc xác định căn cứ tính thuế, phân biệt loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế, kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế, kiểm soát dòng tiền… Để giải quyết những thách thức mới của nền kinh tế số, năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC, Thông tư số 80/2021/TT-BTC, Thông tư số 100/2021/TT-BTC trong đó có nội dung quy định về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế đối với hoạt động này.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành kế hoạch tổng thể triển khai đề án “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam”. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, hướng dẫn nhà cung cấp nước ngoài lớn đăng ký, kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử ngành thuế, cơ quan thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường trách nhiệm chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay; tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tiếp tục nghiên cứu một số đề xuất giúp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử… Ngoài ra, Bộ Tài chính còn ký thỏa thuận phối hợp công tác với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước... để chia sẻ thông tin, nghiên cứu phương án, giải pháp quản lý hiệu quả đối với các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Tạo thuận lợi cho nhà cung cấp nước ngoài

Đáng lưu ý, từ tháng 3/2022 Bộ Tài chính đã chính thức đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo xu hướng quản lý thuế quốc tế. Cổng thông tin điện tử là địa chỉ để NCCNN thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam. Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở Khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của Quốc gia đối với Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta.

Ông Nguyễn Bằng Thắng - Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, Cổng thông tin điện tử dành riêng cho NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam là một phương thức quản lý thuế mới, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu như trước đây, thông qua cơ chế thu thuế nhà thầu nước ngoài, các NCCNN hoạt động xuyên biên giới phải ủy quyền cho các tổ chức trong nước đứng ra kê khai, nộp thuế thay cho họ, thì với sự ra đời của cổng thông tin điện tử này, cho dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, các NCCNN cũng có thể thực hiện được nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế Việt Nam một cách nhanh chóng, thuận tiện và minh bạch nhất.

Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi cho các NCCNN, mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân trong nước; đồng thời khẳng định quyền thu thuế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, qua đó góp phần cải cách hành chính cũng như thúc đẩy chuyển đổi số ngành Tài chính.

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã thực hiện nhiều hình thức, giải pháp tuyên truyền, trao đổi, vận động trực tiếp các nhà cung cấp của nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Apple…; hoặc gián tiếp thông qua các đại sứ quán (có các nhà cung cấp nước ngoài lớn hoạt động tại Việt Nam), một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và các đơn vị tư vấn thuế lớn như Ernst & Young, KPMG, PWC, Deloitte để đôn đốc các NCCNN có hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN.

Theo ông Nguyễn Bằng Thắng, kể từ khi Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN đi vào hoạt động đến nay, cơ quan thuế đã tiếp nhận và đăng ký thuế cho nhiều NCCNN lớn, trong đó có những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Meta (Facebook), Google, Microsoft, Tiktok, Neflix… với số thuế nộp ngân sách nhà nước lên tới hàng chục triệu USD.

“Với phương châm lấy người nộp thuế làm trung tâm để phục vụ, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các NCCNN thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, cũng như đóng góp vào thành công chung trong quá trình chuyển đổi số của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung”, ông Nguyễn Bằng Thắng chia sẻ.

Cần sự vào cuộc của nhiều bên

Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, chung tay của nhiều bộ, ngành có liên quan. Chẳng hạn như, để quản lý thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam một cách hiệu quả, không chỉ có Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) là cơ quan thực hiện chức năng quản lý thu thuế, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của cả người sử dụng dịch vụ.

Trong đó phải đảm bảo các mục tiêu cốt lõi, như: Bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng internet trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia… trong quá trình quản lý, cung cấp và sử dụng; không để bị động và bị chi phối, kiểm soát nội dung thông tin một cách có chủ đích từ các nền tảng số xuyên biên giới của nước ngoài. Bảo đảm sự kết hợp giữa phòng, chống thông tin xấu, độc với nâng cao khả năng sàng lọc, tự miễn nhiễm trước thông tin xấu, độc của người sử dụng tại Việt Nam. Nâng cao kỹ năng an toàn, an ninh của người sử dụng tại Việt Nam trên môi trường internet. Bên cạnh đó là quản lý các kênh thanh toán nhằm hạn chế các nhà cung cấp nước ngoài sử dụng các kênh thanh toán trực tiếp như Visa và Master Card, ví điện tử nhằm hạn chế hành vi trốn thuế.

Ông Nguyễn Bằng Thắng cho biết thêm, trong thời gian qua, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã nhận được sự hỗ trợ, đồng hành và phối hợp tích cực của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Hy vọng rằng mối quan hệ phối hợp này sẽ ngày càng phát triển và phát huy hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới nói chung và công tác quản lý thuế đối với các NCCNN không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nói riêng, đóng vào vào sự phát triển nói chung của nền kinh tế.

Tuệ Anh (mof.gov.vn)

Bộ Tài chính đề xuất giảm thêm 10% thuế các chế phẩm xăngBộ Tài chính đề xuất giảm thêm 10% thuế các chế phẩm xăng
Đề xuất giảm 50% phí để hỗ trợ kinh doanh vận tảiĐề xuất giảm 50% phí để hỗ trợ kinh doanh vận tải
Bộ Tài chính không gia hạn giảm thuế trước bạ cho ô tô nộiBộ Tài chính không gia hạn giảm thuế trước bạ cho ô tô nội
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô 8 tháng ước đạt 51,1 nghìn tỷ đồngThu ngân sách nhà nước từ dầu thô 8 tháng ước đạt 51,1 nghìn tỷ đồng
Bộ Tài chính nói về Bộ Tài chính nói về "ma trận" ghế massage Trung Quốc ở Việt Nam

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 83,700 ▲1000K 86,200 ▲500K
AVPL/SJC HCM 83,700 ▲1000K 86,200 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 83,700 ▲1000K 86,200 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 84,700 ▲500K 85,000 ▲500K
Nguyên liệu 999 - HN 84,600 ▲500K 84,900 ▲500K
AVPL/SJC Cần Thơ 83,700 ▲1000K 86,200 ▲500K
Cập nhật: 21/11/2024 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.600 ▲600K 85.600 ▲400K
TPHCM - SJC 83.700 ▲1000K 86.200 ▲500K
Hà Nội - PNJ 84.600 ▲600K 85.600 ▲400K
Hà Nội - SJC 83.700 ▲1000K 86.200 ▲500K
Đà Nẵng - PNJ 84.600 ▲600K 85.600 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 83.700 ▲1000K 86.200 ▲500K
Miền Tây - PNJ 84.600 ▲600K 85.600 ▲400K
Miền Tây - SJC 83.700 ▲1000K 86.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.600 ▲600K 85.600 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.700 ▲1000K 86.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.600 ▲600K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.700 ▲1000K 86.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.600 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 84.500 ▲600K 85.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 84.420 ▲600K 85.220 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 83.550 ▲600K 84.550 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.740 ▲550K 78.240 ▲550K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.730 ▲450K 64.130 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.750 ▲400K 58.150 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.200 ▲390K 55.600 ▲390K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.780 ▲360K 52.180 ▲360K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.650 ▲350K 50.050 ▲350K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.240 ▲250K 35.640 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.740 ▲230K 32.140 ▲230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.900 ▲200K 28.300 ▲200K
Cập nhật: 21/11/2024 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,380 ▲60K 8,590 ▲60K
Trang sức 99.9 8,370 ▲60K 8,580 ▲60K
NL 99.99 8,440 ▲80K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,370 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,470 ▲60K 8,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,470 ▲60K 8,600 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,470 ▲60K 8,600 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,370 ▲70K 8,620 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,370 ▲70K 8,620 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,370 ▲70K 8,620 ▲50K
Cập nhật: 21/11/2024 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,131.93 16,294.87 16,817.61
CAD 17,736.53 17,915.69 18,490.41
CHF 28,053.88 28,337.26 29,246.30
CNY 3,419.09 3,453.63 3,564.42
DKK - 3,527.97 3,663.07
EUR 26,121.19 26,385.04 27,553.41
GBP 31,339.98 31,656.54 32,672.07
HKD 3,183.18 3,215.33 3,318.48
INR - 300.37 312.38
JPY 158.28 159.87 167.48
KRW 15.71 17.46 18.94
KWD - 82,571.01 85,871.97
MYR - 5,628.58 5,751.34
NOK - 2,252.21 2,347.82
RUB - 240.71 266.47
SAR - 6,752.25 7,000.42
SEK - 2,260.53 2,356.50
SGD 18,459.42 18,645.88 19,244.03
THB 649.01 721.12 748.74
USD 25,170.00 25,200.00 25,504.00
Cập nhật: 21/11/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,200.00 25,204.00 25,504.00
EUR 26,247.00 26,352.00 27,441.00
GBP 31,518.00 31,645.00 32,595.00
HKD 3,197.00 3,210.00 3,313.00
CHF 28,195.00 28,308.00 29,160.00
JPY 160.00 160.64 167.52
AUD 16,228.00 16,293.00 16,782.00
SGD 18,579.00 18,654.00 19,167.00
THB 715.00 718.00 748.00
CAD 17,845.00 17,917.00 18,425.00
NZD 14,684.00 15,171.00
KRW 17.41 19.11
Cập nhật: 21/11/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25336 25336 25504
AUD 16187 16287 16855
CAD 17832 17932 18486
CHF 28353 28383 29186
CNY 0 3475.1 0
CZK 0 1011 0
DKK 0 3579 0
EUR 26274 26374 27247
GBP 31598 31648 32758
HKD 0 3266 0
JPY 161.69 162.19 168.7
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.11 0
MYR 0 5869 0
NOK 0 2284 0
NZD 0 14697 0
PHP 0 407 0
SEK 0 2300 0
SGD 18529 18659 19386
THB 0 678.6 0
TWD 0 779 0
XAU 8370000 8370000 8620000
XBJ 8000000 8000000 8620000
Cập nhật: 21/11/2024 21:00