Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phun thuốc, muỗi không chết

19:07 | 02/09/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước phản ánh của người dân về việc phun thuốc nhưng muỗi không chết, tại Hội nghị trực tuyến giao ban về dịch bệnh sốt xuất huyết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội phải làm rõ vấn đề này.   

Mặc dù rất nỗ lực trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH), đặc biệt là phun thuốc diệt muỗi, thế nhưng số bệnh nhân mắc SXH ở Hà Nội vẫn gia tăng chưa biết bao giờ dừng lại. Nhiều phản ánh của người dân cho rằng, do chất lượng thuốc diệt muỗi không bảo đảm, nên chỉ sau khi phun 1-2 tiếng lại thấy muỗi xuất hiện. Từ đó dịch muốn dập mà không như mong muốn.

Về vấn đề này, tại cuộc họp về dịch SXH ông Trần Như Dương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích: sau khi phun thuốc muỗi khoảng 2 tiếng lại thấy muỗi thì đó là muỗi mới nở từ bọ gậy tồn tại trong nhà chứ không phải là muỗi đã phun thuốc mà không chết. Cụ thể từ ngày 14 đến 23-8, 3 đội cán bộ của Viện phụ trách 3 quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã đánh giá kết quả trước và sau phun. Tại quận Hoàng Mai chọn phường Thịnh Liệt; quận Đống Đa chọn phường Khương Thượng; quận Hai Bà Trưng chọn phường Thanh Lương, trước khi phun mật độ muỗi ở cả 3 phường đều rất lớn nhưng sau phun 24 giờ thì mật độ muỗi trưởng thành bằng 0.

phun thuoc muoi khong chet
Phun thuốc muỗi (phun sương) buổi đêm ở Hà Nội

Tuy nhiên, theo đánh giá tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy ở 3 phường này trước và sau phun có giảm, nhưng không triệt để (ở phường Thịnh Liệt, tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy trước phun là 26, sau phun là 12; Khương Thượng, tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy trước phun là 20, sau phun là 7; Thanh Lương, tỷ lệ dụng cụ chứa bọ gậy trước phun là 40, sau phun là 30). “Chính những ổ bọ gậy còn sót trong các hộ gia đình nên con bọ gậy lại nở thành muỗi. Do vậy, biện pháp phun hóa chất chỉ là xử lý phần ngọn, biện pháp giải quyết triệt để phải là diệt bọ gậy. Vì bọ gậy nếu đủ tuổi sẽ nở thành muỗi trưởng thành chỉ sau vài giờ sau khi phun thuốc. Và đây được cho là nguyên nhân của việc người dân “phàn nàn” phun thuốc xong vẫn thấy muỗi bay. Hơn nữa cùng một loại hóa chất nhưng cách phun khác nhau thì hiệu quả kéo dài khác nhau”, TS Trần Như Dương nhấn mạnh.

Nhưng ông Dương thừa nhận, “phun thuốc chỉ có tác dụng tức thời trong vòng 30 phút đến một tiếng, khi hóa chất lắng xuống không còn tác dụng nữa”.

TS Trần Như Dương khẳng định thêm, Hà Nội dùng thuốc phun Delta Metrin, đây là loại thuốc được WHO khuyến cáo dùng, đứng đầu danh mục các thuốc nên dùng để diệt muỗi truyền bệnh SXH. Loại thuốc này đã được Bộ Y tế, Hội đồng các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá rất nghiêm ngặt về tính hiệu lực và tính an toàn mới được đưa vào sử dụng.

TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng cho rằng, việc hiện nhiều người dân tự mua thuốc về phun tại gia đình cũng phát sinh nhiều vấn đề như nếu phun không đúng liều lượng, quy trình, thậm chí không đúng hóa chất không những sẽ không tiêu diệt được muỗi mà còn làm tăng nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc.

Theo Sở Y tế, Hà Nội đã ghi nhận 2.195 ổ dịch, hầu hết là ổ dịch nhỏ. Có 2.361 ổ dịch chỉ có 1-2 bệnh nhân; 437 ổ dịch có 3-5 bệnh nhân; 117 ổ dịch có 6 bệnh nhân trở lên. Đến nay đã có 2.204 ổ dịch được khống chế. Mặc dù vậy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị trực tuyến giao ban về dịch bệnh SXH đã phê bình Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội chậm trễ, chủ quan trong công tác phòng dịch. “Nếu triển khai việc thông tin, cảnh báo từ sớm, chắc chắn tình hình SXH sẽ không lan rộng như hiện nay. Dịch bệnh diễn biến cả năm, không lúc nào được chủ quan”, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu ngành y tế phải kiểm tra thường xuyên xem thuốc có được pha đúng liều lượng không. Theo ông Chung, thuốc chỉ có giá trị trong một giờ thì cần kiểm tra xem xét lại, nếu cần thiết thì đổi loại khác.

Nguyễn Anh