Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phác thảo bức tranh tổng thể năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững

08:47 | 20/07/2012

1,009 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 19/7, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng quốc chủ trì, các thành viên trong Hội đồng đã đưa ra những nhận định tổng quát về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của Việt Nam hiện nay


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhận diện hạn chế về năng lực cạnh tranh

Theo các đại biểu, về hệ thống pháp luật, chất lượng của các văn bản luật tương đối tốt so với trình độ phát triển hiện nay nhưng hiệu quả và hiệu lực của hệ thống pháp luật còn yếu, sự độc lập của hệ thống tư pháp chưa cao; tính minh bạch của các quy định và tình trạng phải trả các chi phí không chính thức của doanh nghiệp chậm được cải thiện.

Chính sách kinh tế vĩ mô là điểm yếu lớn trong những năm gần đây. Chính sách tài khóa bị cản trở nhiều bởi các thâm hụt cơ cấu lớn của khu vực Nhà nước. Áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao, cũng như sự phát triển nóng của thị trường tài chính trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là những dấu hiệu về một chính sách tiền tệ có vấn đề.

Về năng lực cạnh tranh kinh tế vi mô cũng có nhiều hạn chế, thấy rõ nhất là các công ty thiếu chiến lược rõ ràng, hiệu quả hoạt động và trình độ đổi mới sáng tạo thấp, quản trị doanh nghiệp còn yếu. Bên cạnh đó trình độ lao động còn thấp, sự phát triển giáo dục đào tạo chưa theo kịp sự tăng trưởng và nhu cầu của nền kinh tế, môi trường hành chính chưa thông thoáng…

Theo các đại biểu, để giải quyết các nút thắt này Việt Nam cần nâng cấp những lợi thế sẵn có và tạo dựng các lợi thế cạnh tranh mới. Chính phủ cần xác định được một vai trò mới cho mình, phù hợp với yêu cầu một nền kinh tế thị trường năng động và đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Với vai trò này Chính phủ sẽ đảm nhận những công việc tạo điều kiện và đảm bảo thị trường được vận hành theo nguyên tắc: cung cấp một môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả trong đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên mọi mặt.

Bên cạnh đó, cần phải tạo lập một môi trường kinh tế có sự hiện diện cân bằng, hài hòa giữa khu vực doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và nước ngoài.

Ảnh: VGP/Từ Lương

Cũng tại phiên họp này, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo khái quát kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của nước ta trong 20 năm qua; kết quả tham dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững Rio+20 vừa diễn ra hồi tháng 6 vừa qua tại Rio de Janneiro, Brazil. Theo đó, đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị đã tham dự các phiên họp chính thức cũng như nhiều hoạt động ngoại giao bên lề các phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể cấp cao được Liên Hợp Quốc đánh giá cao. Tại diễn đàn này, nhiều đối tác đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược tăng trưởng Xanh và phát triển bền vững.

Nâng cao năng lực cạnh tranh phục vụ phát triển bền vững

Các đại biểu đã tập trung thảo luận những hoạt động sắp tới của Hội đồng nhằm thực hiện thành công Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Mục tiêu của Chiến lược là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính; chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế cacbon thấp; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực... Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn này gồm: Chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tỷ lệ nghèo, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, số người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân, tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng...

Phát biểu tại buổi làm việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, cuối tháng 8/2012 Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình các văn bản liên quan cho thành viên hội đồng nghiên cứu đóng góp ý kiến, để đến tháng 9 hoàn thiện báo cáo chuyên sâu về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng yêu cầu từ nay đến năm 2015, Hội đồng cần xây dựng báo cáo về bộ chỉ số hợp tác quốc tế, về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cần có bản dự thảo hướng dẫn các địa phương thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong tháng 10/2012, hội đồng sẽ họp phiên thứ 2, trong đó tập trung vào 4 nội dung: Nghe 4 Ủy ban chuyên môn báo cáo về tình hình phiên họp đầu tiên để đóng góp cho bản quy chế hoạt động; Nghe báo cáo chuyên đề về năng lực cạnh tranh; Nghe dự thảo hướng dẫn bộ ngành về chiến lược phát triển; Góp ý về quy chế hoạt động của hội đồng và bàn kế hoạch hoạt động của năm 2013.

được thành lập theo Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 31/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

4 Ủy ban chuyên môn của Hội đồng:

Ủy ban Phát triển bền vững về kinh tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh;

Ủy ban Phát triển bền vững về xã hội;

Ủy ban Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường;

Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Chinhphu.vn