Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực: Người mua nhà tầng 17, 18 nói gì?

21:13 | 10/05/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước việc UBND quận Ba Đình tiếp tục ra Quyết định triển khai phá dỡ giai đoạn 2 (tầng 17, 18) công trình 8B Lê Trực, những người trong cuộc là các khách hàng mua nhà tại tầng 17, 18 lại một lần nữa phải làm đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng. Những người dân vô tội dường như đang cố tìm kiếm những tia hy vọng cuối cùng trước khi tài sản của họ có thể sẽ biến mất mãi mãi trong vài ngày tới.

Cầu cứu trong vô vọng?

Những ngày qua, trong không khí cả Thủ đô hứng khởi trở lại với cuộc sống bình thường sau đợt giãn cách xã hội phòng tránh đại dịch Covid-19, tại quận Ba Đình, người ta lại thấy những khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực liên tục căng băng rôn, biểu ngữ kêu cứu trước cổng công trình và các ban, ngành chức năng.

Hàng loạt băng rôn, khẩu hiệu với nội dung kêu cứu của các khách hàng mua nhà lại được trưng lên trước cửa dự án 8B Lê Trực.

Những lá đơn kêu cứu liên tục được gửi đến các ban, ngành nhưng các khách hàng cho biết, họ vẫn chưa nhận được bất kỳ một câu trả lời nào thỏa đáng.

Theo nội dung đơn kêu cứu mới nhất gửi tới các ngành chức năng, các hộ dân mua nhà tại tầng 17, 18 cho biết: Khi ký hợp đồng mua căn hộ, dự án đã cất nóc và có đủ hồ sơ pháp lý, trong đó chủ đầu tư được phép xây dựng tầng 17, 18. Sau khi ký hợp đồng mua nhà họ đã thanh toán đến 90% giá trị hợp đồng với hy vọng quý III/2015 sẽ được vào ở. Sau khi nhận bàn giao thô, những khách hàng này tiếp tục đầu tư một khoản tiền lớn để hoàn thiện và trang bị nội thất. Tuy nhiên sau đó tòa nhà đã bị cưỡng chế, đến nay đã hơn 5 năm công trình vẫn đứng đó giống như “tội đồ”, trong khi người dân lại không có nhà để ở.

“Các ngành chức năng phá dỡ khi chưa có đủ căn cứ pháp lý, không cho người dân được tiếp cận với tài sản của mình, phá khóa để kiểm kê tài sản, phá dỡ công trình khi doanh nghiệp và người dân kêu oan. Tại sao chính quyền các cấp không bình tĩnh kiểm tra hồ sơ pháp lý của công trình mà đã cho triển khai phá dỡ, không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ? Việc làm này có đúng quy định pháp luật hay không khi không kiểm đếm tài sản, di chuyển tài sản, mặc dù chủ nhân đang ở gần tài sản nhưng không được tiếp cận, không được chứng kiến, không được quyền bảo vệ tài sản của mình... Chúng tôi làm đơn này cầu xin các vị lãnh đạo cứu giúp người dân vô tội bảo vệ tài sản của mình, dừng ngay việc làm không tuân thủ quy định của pháp luật...”, nội dung đơn nêu rõ.

Băng rôn, khẩu hiệu kêu cứu nhuộm đỏ cả một góc phố Lê Trực.

Các khách hàng mua nhà cũng đề nghị các ngành chức năng công khai minh bạch các nội dung, cụ thể: “Có căn cứ pháp lý và phương án phá dỡ tầng 17, 18 đã được các cấp có thẩm quyền thẩm tra phê duyệt; Có phương án đền bù tổn thất về tài sản, vật chất và tinh thần cho các hộ dân chúng tôi trong suốt những năm qua”.

Để làm rõ những khúc mắc này, PV đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thị Thu Nga – chủ căn hộ 1802. Bà Nga cho biết: “Trước khi mua tôi đã tìm hiểu rất kỹ, theo giấy tờ mà chủ đầu tư đưa ra, dự án được thực hiện theo quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, không phải là 18 mà là 20 tầng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, Giấy phép xây dựng đã cấp sai so với tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Chính quyền không thể dựa vào Giấy phép xây dựng đã cấp sai để phá tài sản của chúng tôi”.

“Chúng tôi rất đau khổ, dù đã gửi đơn kêu cứu tới rất nhiều cơ quan chức năng nhưng kết quả nhận được chỉ là những câu trả lời chung chung. Không có sự minh bạch, không có câu trả lời thỏa đáng. Bây giờ phá tầng 18 là phá nhà của tôi, ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của chúng tôi bây giờ?”, bà Nga nghẹn ngào chia sẻ.

Nhiều năm qua, bà Nga và các khách hàng mua nhà tầng 17, 18 vẫn đội đơn đi cầu cứu tứ phương.

Bà Nga cũng cho biết thêm: “Căn hộ của tôi đã trang bị đầy đủ đồ đạc để chuẩn bị về ở, việc chính quyền vào phá dỡ, di dời đồ đạc khi không thông báo cho chúng tôi khiến chúng tôi vô cùng bức xúc. Chúng tôi không hề được thông báo trước về việc di chuyển đồ đạc, tài sản để thực hiện việc phá dỡ”.

“Họ phá khóa vào nhà tôi, đưa đồ đạc của chúng tôi ra ngoài. Ai sai, ai đúng chúng tôi không cần biết, nhưng đã biết là nhà của tôi thì cần gọi tôi tới để bàn giao tài sản đã đầu tư vào đó. Đằng này không ai thông báo gì hết. Chúng tôi là những công dân lương thiện, bỏ tiền mua nhà, vậy quyền lợi của chúng tôi bây giờ ở đâu”, bà Nga nói.

“Toàn bộ tầng 18 cần phải được giữ nguyên”

Đây là mong muốn của bà Trần Thị Huệ - chủ căn hộ 1807. Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng, bà Huệ bức xúc cho biết: “Nguyện vọng của chúng tôi bây giờ là nếu chủ đầu tư sai thì hãy phạt chủ đầu tư và trả lại nhà cho người dân, chủ đầu sai chứ người dân không sai. Toàn bộ tầng 18 cần phải được giữ nguyên vẹn và tài sản bên trong, chúng tôi cũng cần được biết là còn hay mất”.

Bà Huệ cũng cho biết: “Sau khi được chủ đầu tư bàn giao thô căn hộ, chúng tôi đã phải bỏ thêm tiền để hoàn thiện. Khi chính quyền và chủ đầu tư vận động ra để thực hiện phá dỡ tầng 19 và tầng mái, chúng tôi đã sẵn sàng hợp tác. Khi mua nhà tại đây, chúng tôi cũng đã tìm hiểu rất rõ về giấy tờ, pháp lý. Dự án được thực hiện theo quy hoạch 1/500 được UBND thành phố Hà Nội và Sở Quy hoạch và Kiến trúc phê duyệt. Tầng 18 có trong Giấy phép xây dựng, vì vậy không có lý do gì để cắt toàn bộ căn hộ hợp pháp của chúng tôi”.

“UBND phường Điện Biên thực hiện di chuyển tài sản nhưng các hộ dân chúng tôi không hề biết. Chúng tôi đã yêu cầu phường nếu phá dỡ sẽ phải di chuyển tài sản về để chúng tôi sử dụng nhưng không được giải quyết. Tại sao tài sản chúng tôi bỏ tiền ra mua nhưng bây giờ không được nhận lại?”, bà Huệ chia sẻ.

Bà cũng cho rằng, việc thực hiện phá dỡ khi chưa có phương án như hiện nay là không minh bạch và thiếu rõ ràng. Để phá dỡ một công trình cần phải có phương án phá dỡ cụ thể, và phải được những nhà thầu có năng lực thực hiện chứ không phải muốn là làm.

5 năm qua, những khách hàng mua nhà tại 8B Lê Trực vẫn miệt mài đi tìm công lý.

Theo tìm hiểu được biết, ngày 7/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 175/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội.

Theo thông báo này, Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội khẩn trương giải quyết những vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm, trong đó dự án 8B Lê Trực.

Đặc biệt, tại đây Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Khẩn trương giải quyết dứt điểm vụ việc 8B Lê Trực, bảo đảm đúng quy hoạch chi tiết, an toàn công trình, bảo đảm quyền lợi đúng mức, chính đáng cho chủ đầu tư” .

Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra tại dự án 8B Lê Trực như hiện nay, dư luận cho rằng, các ngành chức năng chưa thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng, bởi quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 và quyền lợi các bên vẫn chưa được xem xét tới.

Theo Baoxaydung.com.vn