Petrovietnam, PVOIL, PVFCCo đồng hành cùng Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: "Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh"
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Đỗ Tiến Sỹ, “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Trước những tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Trong các doanh nghiệp, việc từng bước "xanh hoá" sản xuất, nhà máy xanh, công nghệ xanh, nguyên liệu sạch, năng lượng xanh… đã và đang trở thành xu thế tất yếu và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì thế, việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Tham luận tại diễn đàn, ông Chử Đức Hoàng - Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, đổi mới công nghệ là quá trình ứng dụng các ý tưởng, phương pháp, quy trình công nghệ mới hoặc cải tiến vào thực tiễn sản xuất và đời sống, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tạo ra giá trị mới.
Ông Chử Đức Hoàng - Chánh Văn phòng Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tham luận tại diễn đàn. |
Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung vào việc ứng dụng, cải tiến các công nghệ sẵn có, chưa chú trọng nghiên cứu phát triển công nghệ nguồn, công nghệ mới. Để đổi mới công nghệ đóng là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi số và xây dựng nền kinh tế xanh tại Việt Nam, các chính sách, giải pháp hỗ trợ về đầu tư, kết nối, pháp lý và phát triển nguồn nhân lực sẽ cần được ưu tiên và chú trọng triển khai thực hiện.
Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh, như: hạ tầng 5G còn hạn chế; nguồn nhân lực công nghệ mới chỉ có khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi nhu cầu cần tới 1 triệu nhân lực vào năm 2025; gần 77% lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo sơ cấp. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực công nghệ còn hạn chế: hơn 97% doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ, chỉ khoảng 5% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; khoảng 70% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình.
Cũng theo ông Hoàng, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho công nghệ xanh, công nghệ số do thị trường vốn cho các dự án công nghệ xanh như trái phiếu xanh, chứng khoán xanh mới ở giai đoạn sơ khai. Kết nối và chia sẻ dữ liệu còn hạn chế: gần 80% dữ liệu nằm rải rác ở các Bộ, ngành. “Mới chỉ có khoảng 30% đơn vị hành chính công cung cấp dữ liệu mở. Rủi ro an ninh mạng gia tăng, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược ứng phó. Khoảng cách kinh tế số, kinh tế xanh giữa các địa phương còn xa, trong đó các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng chiếm 70% doanh nghiệp công nghệ số và các dự án năng lượng sạch, sản xuất sạch tập trung chủ yếu ở miền Nam và miền Trung”, ông Chử Đức Hoàng cho hay.
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhấn mạnh, đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế số và kinh tế xanh thông qua thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng trong sản xuất. Việt Nam đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.
Toàn cảnh diễn đàn. |
Các công nghệ năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối được ứng dụng rộng rãi. Sử dụng công nghệ sinh học, vật liệu sinh học, tái chế để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ số trong theo dõi, kiểm soát, xử lý chất thải, nước thải, khí thải. Ứng dụng tự động hóa, robot, điều khiển số trong sản xuất để tăng năng suất, giảm lãng phí.
Dẫn chứng như việc Vinfast phát triển thành công nhà máy sản xuất ô tô điện sử dụng công nghệ tự động hóa, robot, mô phỏng kỹ thuật số, hay Vinamilk ứng dụng công nghệ IoT, Big Data trong giám sát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hoặc FPT triển khai giải pháp chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây cho các khách hàng đã giúp cho các tập đoàn, doanh nghiệp này gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, ra quyết định nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, giảm lượng phát thải, chất thải, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp.
Đổi mới công nghệ là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số và kinh tế xanh. Để thực hiện được việc đó, theo ông Chử Đức Hoàng, trong thời gian tới Việt Nam cần chú trọng thực hiện tăng cường đầu tư, hỗ trợ công nghệ thông qua tăng đầu tư cho nghiên cứu - phát triển công nghệ mới; ưu đãi về vốn, thuế cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách thông qua hoàn thiện khung pháp lý, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho đổi mới công nghệ; xây dựng hệ thống quản lý, chia sẻ dữ liệu quốc gia; tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ và an ninh mạng.
Theo đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, để đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh cần hoàn thiện hành lang pháp lý; tạo sự đồng thuận, đồng lòng từ Chính phủ đến doanh nghiệp và người dân nhằm giải quyết các thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên...; tập trung khai thác và phát triển hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo; đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn; tăng cường hợp tác quốc tế ở cấp độ song phương và đa phương.
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.
Tuy nhiên, chuyển dịch phát triển theo hướng xanh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra với Việt Nam. Các quốc gia trên thế giới đã và sẽ đưa ra những rào cản về môi trường, khí hậu, gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nếu quá trình chuyển đổi xanh diễn ra càng chậm, doanh nghiệp càng mất đi cơ hội gia tăng xuất khẩu.
Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số và kinh tế xanh như mới chỉ có khoảng 500.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi nhu cầu cần tới 1 triệu nhân lực vào năm 2025. |
Kinh tế xanh - Sự tất yếu trong quá trình phát triển bền vững |
Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn |
Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt |
Minh Châu
-
Phân bón trong nước tiếp tục chịu thiệt?
-
Tin tức kinh tế ngày 11/11: Các "ông lớn" công nghệ nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế
-
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên 4,55%
-
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
-
Thống đốc NHNN nêu giải pháp để hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xanh