Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ông Phạm Văn Trà nhớ những ngày “nếm mật nằm gai” cùng Đại tướng Lê Đức Anh

09:11 | 23/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
“Trong thảo luận trận đánh hay một chiến dịch, có gì bất đồng, chúng tôi được cãi đến cùng. Nếu ý kiến chúng tôi hợp lý, anh Lê Đức Anh sẵn sàng lắng nghe để chắt lọc những sáng kiến hay nhất”, Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhớ lại.

Sinh ra và lớn lên ở hai vùng quê khác nhau, nhưng Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Thừa Thiên Huế) và Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (Bắc Ninh) luôn sát cánh trong đời binh nghiệp. Khi trở về cuộc sống đời thường, hai vị Đại tướng ở cùng khu nhà số 5A Hoàng Diệu (Hà Nội) nên có nhiều thời gian để ôn lại những năm tháng “nếm mật nằm gai”.

Người quyết đoán, dám chịu trách nhiệm

Xuyên suốt câu chuyện chia sẻ với chúng tôi, Đại tướng Phạm Văn Trà nhận định, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là người quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trước lịch sử. Vì bản lĩnh vững vàng đó, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ hay diệt Pol Pot, Đại tướng Lê Đức Anh luôn được giao nhiệm vụ “thủ lĩnh” tại chiến trường.

ong pham van tra nho nhung ngay nem mat nam gai cung dai tuong le duc anh
Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thời gian dài gắn bó với nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Năm 1969, ông Phạm Văn Trà bắt đầu được làm việc với Đại tướng Lê Đức Anh tại Quân khu 9 (vùng Đồng bằng sông Cửu Long). “Lúc chiến trường ác liệt nhất, khó khăn nhất, anh Lê Đức Anh được cấp trên giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Quân khu 9. Tại đây, anh Lê Đức Anh luôn bám sát chiến trường và đưa ra những quyết định quan trọng. Vì vậy, chỉ cần mấy năm là cả vùng thay đổi”, Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

Một quyết định khác ở Quân khu 9 của ông Lê Đức Anh khiến Đại tướng Phạm Văn Trà đặc biệt ấn tượng. Đó là sau khi Mỹ ký Hiệp định Paris (năm 1973), nhiều chiến trường ngừng bắn nên bị địch o ép, gây ra tình cảnh khó khăn. Riêng ở Quân khu 9, ông Lê Đức Anh vẫn lệnh cho quân đánh địch.

“Điều đó khiến tôi nghĩ chắc là anh Lê Đức Anh nắm được ý của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đánh như vậy là để thăm dò Mỹ xem có trở lại hay không”, tướng Trà nói.

Ngoài ra, theo Đại tướng Phạm Văn Trà, ông Lê Đức Anh còn là người chỉ huy dự đoán được sớm, nắm chắc được tình hình và trong lúc khó khăn nhất ông luôn vững vàng.

Như việc giải trừ quân bị sau khi hòa bình, nhiều địa phương cho chiến sĩ về với gia đình. Riêng ở Quân khu 9, ông Lê Đức Anh vẫn giữ lại 3 trung đoàn và chọn trung đoàn mạnh của Quân khu 8 và 9 thành lập sư đoàn 330. Do vậy, đến khi Pol Pot bất ngờ đánh Việt Nam thì chỉ có Quân khu 9 đánh, còn Quân khu 7 gặp nhiều khó khăn.

Cấp dưới được “cãi” đến cùng

Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết, khi thảo luận về một trận đánh hay một chiến dịch, ông Lê Đức Anh đều cho mọi người phát biểu. Nếu còn gì bất đồng, cấp dưới có thể “cãi lại” đến cùng. Ban đầu, ông Lê Đức Anh kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, nhưng thấy cấp dưới nói đúng thì ông cũng nghe.

“Có 2 trận đánh, tôi có cãi ông. Lúc đầu cãi lại tôi cũng hơi ngại, tưởng ông không nghe, nhưng cuối cùng ông cũng nghe”, Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại.

Lần “cãi lại” gay gắt nhất giữa ông Phạm Văn Trà và ông Lê Đức Anh vào năm 1978, khi Sư đoàn 330 bàn cách diệt Pol Pot ở núi Phú Cường (An Giang). Ban đầu, cách đánh tiến công, bao vây Pol Pot của ông Lê Đức Anh đưa ra khiến ông Trà thấy không phù hợp, có thể gây thiệt hại lớn về người.

“Thấy không phù hợp, tôi liền cho rằng làm như vậy thì khó, anh em không đánh được. Ban đầu ông không chịu, cãi mãi ông bảo không đánh thì thôi. Lúc đó tôi bảo đánh là do anh, quyết thì chúng tôi làm. Cuối cùng ông lại nghe phương án của chúng tôi. Nhờ đánh trận đấy, Sư 330 tạo “thương hiệu”, đi đến đâu Pol Pot đều bỏ chạy”, Đại tướng Phạm Văn Trà nói.

Cuộc tranh luận gay gắt khác xảy ra giữa ông Phạm Văn Trà và ông Lê Đức Anh trong cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1972. “Trước khi bước vào một chiến dịch, đơn vị của ta bị B52 càn cả một ngày dẫn tới một tiểu đoàn hy sinh hơn 660 người, gần như hết lực lượng.

Đến ngày hôm sau, anh Lê Đức Anh vẫn quyết thực hiện chiến dịch. Nhưng chúng tôi bảo là không đánh được, vì lực lượng không củng cố được. Cuối cùng ông quyết lùi lại mấy ngày”, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà kể.

Không vun vén tư lợi cho con cái

Nhiều năm gắn bó với ông Lê Đức Anh, Đại tướng Phạm Văn Trà nhận thấy, trong cuộc sống gia đình, ông không bao giờ can dự vào vị trí công việc của các con mà để con tự phát triển theo năng lực của bản thân.

“Anh Lê Đức Anh không tư lợi vun vén cho con cái. Ông không tham gia, không có ý kiến gì vào vị trí, công việc của các con. Mà trình độ của họ đến đâu thì tự địa phương quyết định”, Đại tướng Phạm Văn Trà cho hay.

Ông Phạm Văn Trà cho biết, khi trở về cuộc sống đời thường, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh luôn nhắc nhở thế hệ sau phải giữ được phẩm chất cho tốt, đặc biệt là gia đình.

“Ông cũng luôn nhắc nhở phải luôn quan tâm đến quân đội vì quân đội đã đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến, trong hoà bình cũng cần cố gắng để bộ đội giữ được truyền thống, phẩm chất tốt…”, Đại tướng Phạm Văn Trà cho hay.

Đánh giá về người cấp trên của mình, Đại tướng Phạm Văn Trà cho hay, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một tướng lĩnh giỏi, có bản lĩnh, có tầm nhìn sâu rộng, luôn đoán được trước tình hình, là một người mẫu mực, khiêm tốn, không bao giờ tư lợi cho riêng mình.

Theo Dân trí

ong pham van tra nho nhung ngay nem mat nam gai cung dai tuong le duc anh

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần
ong pham van tra nho nhung ngay nem mat nam gai cung dai tuong le duc anh

Nhiệm vụ cơ mật của Đại tướng Lê Đức Anh
ong pham van tra nho nhung ngay nem mat nam gai cung dai tuong le duc anh

Đại tướng Lê Đức Anh: Lòng nhân ái làm nên 30/4/1975