Nước thải - nguồn tài nguyên quý giá bị lãng quên
Năm nay, Ngày Nước thế giới (22/3) tập trung vào vấn đề quản lý nước thải vì nước thải là "nguồn tài nguyên chưa được khai thác". Đó là thông điệp mà LHQ muốn gửi gắm đến tất cả mọi người trong báo cáo thường niên về nước, bên cạnh những thông tin về việc tiếp cận nguồn nước.
Hiện nay, nước thải ngày càng nhiều, trong đó có tới gần 80% lượng nước thải trên khắp thế giới không được xử lý.
Thay đổi cách tiếp cận
LHQ đã thay đổi cách triển khai nội dung báo cáo. Trong đó, LHQ nhấn mạnh: "Các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm cùng lúc đến việc cung cấp nước sạch và xử lý nước sau khi sử dụng" vì chúng là "hai vấn đề không thể tách rời".
Nói một cách dễ hiểu là bất kể là nước uống hay nước trong nhà vệ sinh thì đều cần thiết như nhau.
Theo Giám đốc phát triển bền vững của Veolia (công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xử lý nước) Pierre Victoria, báo cáo đã nêu ra được những thách thức trong việc xử lý vệ sinh nước đã qua sử dụng. Nếu nước thải không được thu gom và xử lý thì không chỉ các thành phố bị phá hủy mà các vùng hạ lưu cũng bị ảnh hưởng theo.
Một trung tâm xử lý nước thải ở Philippines |
Thiếu vệ sinh, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong
Trong những năm gần đây, mặc dù vấn đề nước thải đã có chuyển biến tốt hơn nhưng vẫn còn ở mức báo động, đặc biệt là ở những nước nghèo, tại những nơi này chỉ có 10% lượng nước thải được đem đi tái chế.
Theo báo cáo của LHQ, thế giới hiện vẫn có 1,8 tỷ người uống nước bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 840.000 người/năm.
Thiếu vệ sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và tăng số trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới.
Tái sử dụng nước là một cách tiết kiệm nước
Từ nay đến năm 2030, nhu cầu về nguồn nước có thể tăng thêm 50%, đặc biệt tại các thành phố. Chủ tịch Cơ quan về Nguồn nước của LHQ Guy Rider cho biết: "Nước thải là nguồn tài nguyên quý giá của con người khi mà lượng nước sạch chỉ có hạn và nhu cầu nước sạch đang ngày càng tăng. Chúng ta cần phải tái chế nước thải để đáp ứng đủ nhu cầu của dân số và bảo tồn các hệ sinh thái".
Đến năm 2030, 600 thành phố sẽ là nơi tập trung của 60% dân số thế giới.
Phát triển mô hình nước xoay vòng
Báo cáo không chỉ làm nổi bật tầm quan trọng của việc quản lý nước thải mà còn đề cập đến biện pháp tái sử dụng nước thải, thông qua hệ thống việc phân cấp quản lý để hạn chế hút bớt mạch nước ngầm. Theo ông Richard Connor - tổng phụ trách biên soạn báo cáo, "xử lý nước thải là cách tạo ra nguồn nước mới".
Còn lúc này, vấn đề nước thải vẫn chưa được thực sự quan tâm. Trong số 165 tỷ mét khối nước thải được thu gom và xử lý trên thế giới thì chỉ có 2% lượng nước đó được tái sử dụng. Và cũng chỉ có 10% nước đã qua xử lý được dùng trong việc tưới tiêu.
Nhiều ví dụ được đưa ra
Tại Israel, 90% nước thải được tái chế, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tại Jordan - nơi đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Ở Singapore, việc tái chế nước đã tăng lên đến mức độ tối đa khi mà nước đã qua xử lý được dẫn trực tiếp vào vòi nước. Đó là một cách để các nhà chức trách Singapore bớt phụ thuộc vào nguồn nước nhập khẩu từ Malaysia.
Trong vùng ngoại ô của Los Angeles (Mỹ), một nhà máy xử lý điều hành bởi Suez đã tái sử dụng nước thải và cung cấp 5 loại nước có đặc tính khác nhau cho hơn 200 khách hàng.
Và tại thành phố Windhoek (Cộng hòa Namibia), nhà máy xử lý nước thải Veolia cho phép đáp ứng 35% nhu cầu nước uống của thành phố và cung cấp nước cho 300.000 người.
Nh.Thạch
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng