Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

"Nữ sinh bị đánh hội đồng đến cấm khẩu" đã lên tiếng!

11:37 | 31/03/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau một thời gian điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), nữ sinh Quyền Thị Phương H. (học sinh lớp 11A4, trường THPT Tử Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ - người bị đánh hội đồng đến “cấm khẩu”) đã có thể nói chuyện với mọi người.

>> Mâu thuẫn trên Facebook, nữ sinh bị đánh hội đồng đến... cấm khẩu

>> Nữ sinh bị đánh đến “cấm khẩu”: Nạn nhân mắc bệnh lý khác?

Nữ sinh bị đánh đến cấm khẩu ở Phú Thọ bày tỏ bức xúc sau khi nói được

Hai bố con ông Phong trao đổi với phóng viên PetroTimes.

Theo Thạc sĩ Dương Văn Tâm - bác sĩ trưởng đơn vị điều trị liệt vận động và rối loạn ngôn ngữ (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) thì sau một thời gian ngắn điều trị sức khỏe của bệnh nhân H. đã có những chuyển biến tích cực.

Ông cũng cho biết, bệnh nhân H. bị mắc chứng bệnh mất ngôn ngữ nặng sau ức chế stress. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng nhiều phương pháp như điện châm, xoa bóp huyện, tâm lý ngôn ngữ trị liệu cháu H. đã có thể nói được.

Trưa 30/3, tìm đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương, chúng tôi gặp ông Quyền Văn Phong (51 tuổi, bố đẻ em H.) đang đi mua cơm. Nhận ra người quen, ông Phong mỉm cười chào và khoe cô con gái đã biết gọi bố sau hơn 5 tháng không nói được.

Khuôn mặt luôn thường trực nụ cười kể từ khi cô con gái bắt đầu nói trở lại, ông Phong cho biết: Từ lúc H. vào viện đã hơn 10 ngày, cháu được chỉ định điều trị tại Khoa châm cứu. Cách đây mấy hôm cháu bắt đầu nói được những từ như bố, mẹ.

Nữ sinh bị đánh đến cấm khẩu ở Phú Thọ bày tỏ bức xúc sau khi nói được

Ông Quyền Văn Phong vui mừng khi cô con gái đã nói được.

“Lúc nghe cháu gọi bố, tôi sướng lắm. Chỉ muốn cháu nói được nhiều hơn nhưng nghĩ nó mới nói nên không thể nhanh được. Đến nay cháu nói được nhiều hơn. Giờ cháu ăn khỏe, nói được. Tôi như trút được gánh nặng trong người. Giờ thấy trong người thoải mái lắm, bao nhiêu nỗi niềm như được xả ra nhưng vẫn chưa hết” - ông Phong kể.

Không chỉ có ông Phong, nhiều bệnh nhân điều trị tại bệnh viện châm cứu Trung ương cũng không dấu được niềm vui khi em H. nói được. Bà Nguyễn Thị Ngọc (ở Thái Bình, điều trị cùng phòng với em H.) vui vẻ kể: “Lúc H. mới vào viện, tôi có thấy cháu chơi đùa với mấy đứa trẻ con nhưng gặp tôi thì không chào hỏi gì cả. Hỏi ra tôi mới biết, cháu bị các bạn đánh ra nông nỗi này. Sáng thứ 6 tuần trước, cháu nói rất khó khăn, chiều thì đỡ hơn một chút. Hôm đó có tất cả mọi người ngồi đây này, tôi hỏi tên và phòng mà cháu nói phải đến chục lần mới nghe được. Mới đầu cứ gật, lắc thôi”.

Về phần H. ngoài những lúc trò chuyện với bố và các bệnh nhân ở cùng phòng, em ít khi nói chuyện. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, em tỏ thái độ vui vẻ và trả lời một lèo. Sau mỗi câu trả lời em thường nói thêm nhiều điều về vụ việc đã xảy ra với chính bản thân mình.

“Hôm các anh lên nhà, em cầm giấy giới thiệu cho vào máy photo copy, giờ vẫn giữ cái giấy đó. Hôm bị các bạn đánh, em không nói với bố mẹ là vị bị các bạn dọa sẽ đánh tiếp. Từ dạo đó đến giờ mới nói được, em thấy rất thoải mái” – H. tâm sự.

 

Nữ sinh bị đánh đến cấm khẩu ở Phú Thọ bày tỏ bức xúc sau khi nói được

Em Quyền Thị Phương H.

 

Nói về bức thư do các bạn đã đánh em viết, H. cho rằng bức thư đó không thể hiện được thái độ hối lỗi mà chỉ là những từ ngữ bao biện.

“Từ lúc em vào viện, các bạn không đến thăm em mà chỉ viết thư cho em thôi. Nhưng các bạn viết chung chung trong một tờ giấy, mỗi người viết một đoạn. Nếu đánh người ta rồi xin lỗi là xong thì chả cần có pháp luật làm gì” – H. nói.

Đồng quan điểm với cô con gái, ông Phong cũng cho rằng việc các học sinh này viết thư xin lỗi con gái ông không thể hiện được thái độ của chính các học sinh. Ông nói: “Có gặp mặt xin lỗi nhau thì chấp nhận chứ viết qua thư thế này thì không được. Viết ra giấy này thì coi như thừa”.

Liên quan đến vụ việc này, bà Cao Thị Hằng – mẹ em H. cho biết hiện gia đình bà đang xin xác nhận của chính quyền, trường Tiểu học, Trung học cơ sở nơi con gái bà đã từng học về việc em H. chưa từng mắc bệnh lý nào ảnh hưởng đến tâm lý của H. để đề nghị cơ quan Công an nhanh chóng làm rõ vụ việc.

“Tôi đang làm giấy và xin xác nhận của xã, trường học và người thân để chứng minh rằng cháu không mắc bệnh lý gì khác. Sau khi làm xong tôi sẽ gửi giấy xuống Hà Nội để các bác sỹ giám định, xác định nguyên nhân khiến cháu không nói được” – bà Hằng cho biết.

Trong một diễn biến khác, Thượng tá Bùi Văn Dũng – phó trưởng Công an huyện Phù Ninh cho biết hiện vẫn đang chờ giám định của cơ quan chuyên môn sau đó mới có kết luận chính thức.

>> Mâu thuẫn trên Facebook, nữ sinh bị đánh hội đồng đến... cấm khẩu

>> Nữ sinh bị đánh đến “cấm khẩu”: Nạn nhân mắc bệnh lý khác?

Xuân Hinh (tổng hợp)