Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

"Nữ hoàng mía đường" Huỳnh Bích Ngọc đã tạo "vị ngọt" cho Thành Thành Công như thế nào?

09:55 | 16/10/2020

273 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bà Huỳnh Bích Ngọc sinh năm 1962 tại Bến Tre. Ở cái tuổi 58, bà hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa và được giới kinh doanh mệnh danh "nữ hoàng mía đường".

Cây mía, hạt đường gắn liền với bà Ngọc từ tuổi thơ khó khăn, sau này là lĩnh vực để bà lập nghiệp và bén duyên cùng ông Đặng Văn Thành.

Đến với nghề đường vì...mưu sinh

Những ngày đầu khởi nghiệp, bà Ngọc cùng chồng là doanh nhân Đặng Văn Thành rong ruổi ngược xuôi các tỉnh miền Tây Nam bộ để thu mua mật rỉ về nấu cồn. Giai đoạn ông Thành xây dựng Sacombank lớn mạnh, bà Ngọc chính là người đã điều hành mảng mía đường của TTC Sugar.

Cây mía, hạt đường gắn liền với bà Ngọc từ tuổi thơ khó khăn, sau này là lĩnh vực để bà lập nghiệp và bén duyên cùng ông Đặng Văn Thành.

Cây mía, hạt đường gắn liền với bà Ngọc từ tuổi thơ khó khăn, sau này là lĩnh vực để bà lập nghiệp và bén duyên cùng ông Đặng Văn Thành.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, bà Ngọc chia sẻ: "Có thể nói, cơ duyên đến với nghề đường của vợ chồng tôi đơn giản là vì mưu sinh. Tôi cũng là người luôn đi đầu trong việc áp dụng những cách làm mới, hướng đi mới để nâng cao năng lực không chỉ cho nhà máy của tôi mà cho cả ngành đường. Vì vậy, nhiều người còn nói đùa “trong máu của tôi cũng có đường”.

Lúc đó kinh doanh mật rỉ đường là nghề của dì ông Đặng Văn Thành, vợ chồng vị doanh nhân đã lập cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...

Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình ông Thành quản lý, bà Ngọc chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, khi ông Thành quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, bà Ngọc mới chính thức quản lý tiếp và sau đó là sự ra đời của Thành Thành Công.

Tại thời điểm bấy giờ, Thành Thành Công được xem là một trong hai cơ sở kinh doanh Cồn có quy mô lớn nhất ở TP. HCM.

Năm 1999, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH SX-TM Thành Thành Công được thành lập trên cơ sở phát triển của Cơ sở Cồn Thành Công. Trong giai đoạn này, Thành Thành Công ưu tiên phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh,

Đến ngày 28/7/2007, Công ty Thành Thành Công đã chuyển sang hoạt động ở mô hình mới - mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần SX – TM Thành Thành Công.

Ban đầu, Thành Thành Công chủ yếu làm phân phối. Với tiềm lực tài chính của mình và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công ty đã tiến hành đầu tư vào nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường khác.

Những doanh nghiệp mía đường mà tổ hợp Thành Thành Công nắm quyền chi phối hoặc có ảnh hưởng lớn có thể kể đến: Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Biên Hòa (BHS), Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC), Mía đường 333 (S33), Mía đường Phan Rang, La Ngà,...

Không dừng lại ở tham vọng trở thành “ông trùm” ngành mía đường trong nước, TTC Group đã nhanh chóng nhắm tới mảng mía đường tại Lào, thông qua việc muốn mua lại nhà máy mía đường của HAGL với công suất đạt hơn 1 triệu tấn mỗi năm và vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha ngay cạnh nhà máy.

Hiện tại, thị phần của TTC Group chiếm hơn 30% cả nước. Sau khi sáp nhập BHS với SBT và mua lại toàn bộ mảng mía đường của HAGL thì TTC Group sẽ có vùng diện tích vùng nguyên liệu 63.000 ha tại Việt Nam, 6.000 ha tại Lào của HAGL và dự kiến mở 20.000 ha tại Campuchia.

Với mục tiêu đưa TTC Sugar trở thành "Nhà cung cấp giải pháp sản phẩm Nông nghiệp có nguồn gốc và bền vững hàng đầu Đông Dương", bà Ngọc chủ trương tiếp tục tập trung khai thác và hoàn thiện chuỗi giá trị cây mía, hướng đến cung cấp cho thị trường các giải pháp năng lượng Xanh từ sản xuất Sạch. Là người gắn bó với bà con nông dân, với cây mía, đồng ruộng, bà luôn trăn trở làm sao để hoạt động nông nghiệp của Công ty đều được chuyển đổi từ mô hình canh tác nông nghiệp truyền thống sang canh tác theo hướng hữu cơ và cung cấp các giải pháp nông nghiệp chuyên sâu phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.

Truyền lửa cho thế hệ kế thừa

Với triết lý tận tâm trong kinh doanh cũng như tinh thần liên tục học hỏi, một trong những vị lãnh đạo hàng đầu của TTC đã truyền lại tư duy chủ đạo cho các con để duy trì, phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp nhân văn và luôn đổi mới. Đó là tận tâm để phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đối tác, khách hàng. Đổi mới để liên tục cải tiến, tạo ra các giá trị mới cho cộng đồng, xã hội.

Nói riêng về nông nghiệp, ngành kinh tế mà bà Huỳnh Bích Ngọc đặt nhiều tâm huyết, Đặng Huỳnh Ức My là cái tên thường được bà nhắc đến với niềm tự hào.

Doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc (bên phải) và con gái Đặng Huỳnh Ức My (bên trái).
Doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc (bên phải) và con gái Đặng Huỳnh Ức My (bên trái).

Bằng tầm nhìn và tư duy hiện đại cùng nền tảng kiến thức chuyên sâu được đào tạo bài bản từ môi trường quốc tế, bà Đặng Huỳnh Ức My thể hiện suất xắc vai trò lãnh đạo khi sát cánh cùng mẹ mình phát triển mảng nông nghiệp của tập đoàn. Công ty thương mại TSU của TTC do bà My điều hành 5 năm nay ở Singapore, được xem là một trong những kênh chiến lược quan trọng của hoạt động thương mại, giúp TTC chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình thị trường mía đường toàn cầu.

Bà My cũng là người xây dựng thành công mô hình tập đoàn từ các công ty riêng lẻ sau quá trình sáp nhập. Song song đó, công nghệ thông tin được triển khai toàn diện trên mọi hoạt động của tập đoàn, từ phần mềm eOffice để quản lý công việc cho khối văn phòng đến phần mềm Farmer Relationship Management, để hướng dẫn việc tưới tiêu, bón phân, chăm sóc mía theo quy trình canh tác chuẩn cho người nông dân.

Sau gần 10 năm trong ngành mía đường, bà Đặng Huỳnh Ức My đã đưa thương hiệu TTC Sugar chinh phục hơn 50% thị phần ngành đường tại Việt Nam, đưa sản phẩm vươn ra 21 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Anh, Singapore... vốn là những nơi đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng.

Những giá trị bền vững được người giữ lửa Huỳnh Bích Ngọc cùng với con gái Đặng Huỳnh Ức My xây dựng và gìn giữ trong hơn 50 năm qua, đã giúp TTC Sugar khẳng định vị thế của một trong những công ty mía đường đầu ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cả hai đã tạo nền tảng vững chãi cho những phát triển đột phá trong tương lai vì sự phát triển của ngành mía đường TTC nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bí quyết cân bằng cuộc sống

Không chỉ sát cánh bên cạnh chồng - doanh nhân Đặng Văn Thành trong các cuộc đàm phán thương mại, những buổi ký kết hợp tác, nhiều quyết định mang tính chiến lược, chuyến công tác với cường độ làm việc cao, chuyến đi thiện nguyện..., bà Huỳnh Bích Ngọc còn chu toàn với vai trò làm vợ, làm mẹ khi trở về tổ ấm của mình.

Bà Ngọc chia sẻ, nấu ăn là một trong những sở thích giúp bà cân bằng cuộc sống và công việc. Chính sở thích này đã kết nối các thành viên trong gia đình, dù cuộc sống kinh doanh của mỗi người rất bận rộn. "Đó là khoảng thời gian quý báu để cả nhà quây quần, gần gũi với nhau", bà Ngọc nói.

Chưa bao giờ người ta thấy bà Huỳnh Bích Ngọc đứng một mình dưới ánh hào quang của sự thành công và viên mãn. Bà luôn chọn cho mình vai trò là hậu phương vững chắc cho chồng và các con. Tại TTC Group, bà Ngọc thường được biết đến với vai trò điều hành, thực thi những chiến lược mà ông Đặng Văn Thành xây dựng.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Dù được lùi hạn ngạch thuế quan nhưng ngành mía vẫn khó thích ứng được với hội nhập

Dù được lùi hạn ngạch thuế quan nhưng ngành mía vẫn khó thích ứng được với hội nhập

Trước khi hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc; có khoảng 300.000 ha mía đường, 300.000 nông dân. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, 11 nhà máy đóng cửa.

Triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới

Triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 28/CT-TTg về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới.

Làm sao để doanh nghiệp mặn mà với điện sinh khối?

Làm sao để doanh nghiệp mặn mà với điện sinh khối?

Khác với các nguồn năng lượng hóa thạch, năng lượng sinh khối (NLSK) sẽ liên tục được tái sinh và tăng trưởng đều đặn trong vòng 30 năm. Tiềm năng lớn nhưng số dự án được đầu tư và triển khai chưa nhiều, bởi thế hầu hết các nguồn NLSK vẫn chưa thể tận dụng, lãng phí thậm chí là nguồn gây ô nhiễm môi trường.