Những yếu tố nào mang kỳ vọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
Kinh tế thế giới vẫn đang tìm đà hồi phục
Những nền kinh tế hàng đầu thế giới mặc dù đã có dấu hiệu tích cực hơn nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất ổn. Tại Mỹ, sản xuất công nghiệp đã tăng tháng thứ ba liên tiếp và đạt mức 3% trong tháng 7/2020 (sau mức tăng 5,7% vào tháng 6 trước đó). Tháng 8/2020, chỉ số Quản lý thu mua (PMI) của Mỹ tiếp tục tăng 4,3 điểm so với tháng 7 lên 54,7 điểm (trong đó PMI sản xuất tăng lên 53,6 điểm, PMI dịch vụ tăng lên 54,8), cho thấy dự báo mở rộng đơn hàng trong tháng tới.
Kinh tế thế giới vẫn đang tìm đà hồi phục |
Song song với các dấu hiệu phục hồi vững chắc ở khu vực sản xuất, niềm tin kinh doanh của Mỹ trong tháng 8 đã phục hồi hình chữ V và đạt 54,2 điểm (cao hơn mức 52,6 điểm vào tháng 7/2020 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2019 trở lại đây). Các dấu hiệu tích cực này cho thấy sản xuất trong nước của Mỹ có thể duy trì đà phục hồi tốt trong tháng tới, đặc biệt khi cuộc chiến vaccine chống lại đại dịch đang tiến triển khả quan.
Còn tại Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, dịch Covid-19 và lũ lụt hoành hành khiến đà hồi phục của nền kinh tế này chịu ảnh hưởng nặng nề. Tính đến thời điểm này, lũ lụt trên sông Dương Tử đã gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 178,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 25,7 tỷ USD).
Kinh tế khối Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa có nhiều điểm sáng khi chỉ số PMI tổng hợp sơ bộ tháng 8 đã giảm 3,3 điểm so với tháng 7 xuống 51,6 điểm, trong đó PMI sản xuất giảm 0,1 điểm và PMI dịch vụ giảm 4,4 điểm. Những con số này cho thấy đà phục hồi kinh tế EU sau thời kỳ suy thoái sâu nhất trong lịch sử đang phần nào chậm lại, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ do tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 có dấu hiệu tăng trở lại, vì vậy một số biện pháp hạn chế buộc phải tái áp dụng.
Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á được nhận định sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều do nền kinh tế khu vực này phụ thuộc lớn vào toàn cầu hóa - dòng vốn đầu tư và khách du lịch quốc tế. Đồng thời, "sức khỏe" tài chính nhiều quốc gia trong khu vực hiện được đánh giá là tương đối "yếu". Căng thẳng leo thang giữa hai trong số các đối tác kinh tế lớn nhất của khu vực là Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi kinh tế các nước Đông Nam Á.
Việt Nam nhìn thấy những điểm sáng
Làn sóng Covid-19 thứ hai đang tác động tiêu cực đến hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020, đặc biệt là ngành dịch vụ và thị trường lao động. Trước tình hình trên, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 4,5% xuống 3,5% và đưa ra 2 kịch bản cho nửa cuối năm 2020. Kịch bản cơ sở với tăng trưởng GDP năm 2020 là 3,5% (trong đó, quý III/2020 là 3,5% và quý IV/2020 là 5,6%); Kịch bản tiêu cực với tăng trưởng GDP năm 2020 là 2,3% (trong đó, quý III/2020 là 1,6 % và quý IV/2020 là 3,5 %).
Nhiều kỳ vọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam |
Tuy nhiên, bên cạnh những "gam màu tối", nền kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng cho tăng trưởng so với nhiều nước trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Hiện các nền kinh tế lớn đang duy trì nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nên rủi ro đối với tỷ giá trong nửa cuối năm 2020 là không đáng kể. Điều này cộng với việc dự trữ ngoại hối tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây sẽ góp phần ổn định tỷ giá trong thời gian tới.
Về lãi suất, với kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và hạ lãi suất điều hành (lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn) khoảng 0,25-0,5% trong nửa cuối năm 2020, dự báo lãi suất huy động và lãi suất cho vay sẽ giảm 0,25-0,5% điểm trong nửa cuối năm, trong đó lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn có thể giảm mạnh hơn so với các kỳ hạn dài. Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng được dự báo vẫn ở mức thấp trong nửa cuối năm do nhiều doanh nghiệp quyết định tạm dừng mở rộng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát. Tín dụng cả năm 2020 dự báo tăng trưởng khoảng 8,0-9,0% so với cùng kỳ.
Hiện nhiều loại vaccine đang được phát triển trên thế giới và dự kiến sản xuất thương mại từ đầu năm 2021. Việc tiêm chủng vaccine sẽ giúp đẩy lùi Covid-19 trên toàn cầu, từ đó tạo ra tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, sẽ giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị phá hủy một phần do tác động của Covid-19 cũng như giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cùng với đó, việc nối lại các chuyến bay quốc tế với mục đích thương mại sẽ thúc đẩy sự hồi phục của ngành du lịch, một trong hai động lực tăng trưởng chính của ngành dịch vụ Việt Nam trong năm 2021, bên cạnh sự phục hồi của tiêu dùng nội địa.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong năm 2021 do Chính phủ tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát thấp trong năm tới; Vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi trong năm 2021 nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.
Có thể thấy, kể từ khi xuất hiện và bùng phát ở hàng loạt các quốc gia trên thế giới, cho đến nay Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả các kịch bản kinh tế, đảo lộn mọi dự báo, cũng sẽ làm thay đổi cả cấu trúc kinh tế toàn cầu. Nhưng trong nguy luôn có cơ. Nhiều chuyên gia kinh tế khi nhận định về những tác động của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu cũng như ở các khu vực hay tại các quốc gia nói riêng đều có những ý kiến chung rằng, cấu trúc kinh tế toàn cầu thay đổi, cơ hội sẽ dành cho các nước sớm vượt qua đại dịch Covid-19, sớm có các giải pháp để phục hồi kinh tế, sớm có các chiến lược và kế hoạch bài bản, có tầm nhìn xa để ngay lập tức có thể tham gia vào “cuộc chơi mới”: Thế giới hậu Covid-19.
Việt Nam đã làm gì để nắm lấy thời cơ này? Rõ ràng, để nắm được cơ hội lớn này không phải là điều dễ dàng. Do vậy, bên cạnh những yếu tố thuận lợi đang có, Việt Nam cần có sự nỗ chung tay từ cấp Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp bộ ngành để tìm ra những giải pháp căn cơ nhất, nhằm vực lại nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tăng trưởng bứt phá trong thời gian tới.
M.L
Kinh tế Việt Nam không hề "chông chênh"! |
Điều gì chờ đợi thị trường dầu mỏ |
Thủ tướng: “Sức khỏe” tài chính Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua Covid-19 |
-
Tin tức kinh tế ngày 29/10: Giá vé máy bay Tết 2025 tăng 8 - 10%
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 30/10: Phấn đấu CPI năm 2024 không vượt quá 4%
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sửa khoản 3 Điều 15 dự thảo về hoàn thuế giá trị gia tăng
-
Động lực nào khiến giá vàng tăng "phi mã"?
-
Nhiều ngân hàng kinh doanh tích cực trong 9 tháng đầu năm
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10