Những yếu tố nào đang đẩy dầu tăng giá?
Khoảng 03:30 GMT ngày 15/5, một thùng dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6, tăng 2 cents lên mức 70,98 USD trong các giao dịch điện tử ở châu Á.
Dầu Brent giao hàng trong tháng 7, đã tăng 6 cents lên mức 78,29 USD/thùng.
Báo cáo hằng tháng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) một lần nữa cho thấy OPEC bơm ít dầu thô hơn so với thỏa thuận giới hạn sản xuất cuối cùng đạt được vào năm 2016 với 10 nhà sản xuất khác.
Báo cáo cho thấy nguồn cung toàn cầu dư thừa đã gần như bị hấp thụ, với nhu cầu tăng 25.000 thùng/ngày lên mức 98,85 triệu thùng/ngày.
Dầu Brent đã tăng mạnh đêm 14/5, tăng tới 1,67%, dầu WTI tăng nhẹ hơn một chút, hơn 0,6%. Cả hai loại dầu này đều đang tăng trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông và sau báo cáo của OPEC", nhà phân tích Greg McKenna của AxiTrader nói.
"Các nhà đầu tư tập trung chú ý vào tình hình Syria, Iran và Israel cho nên sự sụt giảm mạnh sản lượng dầu thô ở Venezuela ảnh hưởng ít tới giá dầu", ông McKenna nói thêm.
Ngoài quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, "điểm nóng quan trọng tiếp theo là tình trạng bạo lực bùng phát ở Dải Gaza để đáp lại việc khai trương đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem", Stephen Innes, một nhà phân tích tại Oanda, lưu ý.
"Nói chung, thị trường dầu khí hiện hoàn toàn hướng về tổ ong bắp cày ở Trung Đông, đây là một thảm họa tiềm ẩn".
Hôm 14/5, dầu Brent kết thúc ở mức 78,23 USD/thùng trên sàn giao dịch liên lục địa (ICE) tại London, tăng 1,11 USD.
Trên sàn giao dịch New York (Nymex), dầu WTI tăng 26 cent lên mức 70,96 USD/thùng.
Nh.Thạch
AFP
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam