Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những năm Sửu đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam

09:29 | 11/02/2021

294 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Lịch sử nước ta đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó có những năm Sửu với nhiều sự kiện quan trọng như thành lập nước, đánh tan quân xâm lược hay đưa ra nhiều quyết sách thay đổi đất nước...
PV GAS khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh dịp Tết Tân Sửu 2021PV GAS khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh dịp Tết Tân Sửu 2021
Đặc sắc linh vật trâu Tết Tân Sửu 2021 tại các địa phươngĐặc sắc linh vật trâu Tết Tân Sửu 2021 tại các địa phương
Chọn tuổi xông đất Tết Tân Sửu 2021Chọn tuổi xông đất Tết Tân Sửu 2021
Những năm Sửu đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Năm Tân Sửu (41): Hai Bà Trưng, sau khi khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán, đã xưng vương, xây dựng và củng cố nhà nước độc lập, thiết lập chế độ quân chủ nữ quyền đầu tiên ở Việt Nam.

Năm Ất Sửu (545): Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế, đứng lên kháng chiến chống lại sự xâm lược của nhà Lương (Trung Quốc), bảo vệ nền độc lập mới giành được của Nhà nước Vạn Xuân.

Năm Quý Sửu (713): Mai Thúc Loan lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ chống ách thống trị của nhà Đường, sau đó lên ngôi vua, gọi là Mai Hắc Đế.

Năm ất Sửu (905): Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại nhà Đường, xây dựng chính quyền tự chủ lâu dài cho đất nước, chấm dứt ách thống trị hơn 1.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Những năm Sửu đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Chùa Một Cột được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo như một bông sen

Năm Kỷ Sửu (l049): Vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), một công trình kiến trúc cực kỳ độc đáo, là biểu tượng của nền nghệ thuật quốc gia và tinh thần trọng đạo.

Năm Quý Sửu (l073): Nguyên phi Ỷ Lan, từng được vua Lý Thánh Tông giao việc giám quốc trong lúc nhà vua chinh phạt Chiêm Thành (1069), được phong Hoàng Thái hậu.

Năm Đinh Sửu (l097): Vua Lý Nhân Tông cho biên soạn, sửa chữa, cải cách các phép tắc và định chế chính trị - pháp quyền cũ, làm thành một quyển mới gọi là Hội điển, tạo nên những tiến bộ lớn trong phương thức tổ chức nhà nước và điều hành mọi quan hệ chính trị.

Năm Kỷ Sửu (1289): Đế quốc Nguyên Mông, sau 3 lần xâm lược (1258- 1285- 1288) bị thất bại thảm hại, buộc phải thừa nhận nền độc lập tự chủ của nước ta.

Năm Đinh Sửu (1397): Hồ Quý Ly bức vua Trần Thuận Tông xuống chiếu dời đô về Thanh Hoá, gọi là Tây Đô. Cũng trong năm này, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền, điều chỉnh phân phối ruộng đất, hạn chế đặc quyền đặc lợi của giới thượng lưu và tầng lớp địa chủ.

Năm Kỷ Sửu (1469): Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ quốc gia với từng khu vực cụ thể. Đây là bước tiến lớn trong việc xác định, quy hoạch và quản lý lãnh thổ.

Năm Kỷ Sửu (1529): Mạc Đăng Dung sau 2 năm trị vì, đã lui về làm Thái Thượng Hoàng, truyền ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh.

Năm Quý Sửu (1673): Sau 45 năm nội chiến ác liệt, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn buộc phải hoà hoãn, lấy sông Gianh làm giới tuyến, và tích cực đẩy mạnh tái thiết.

Năm Đinh Sửu (1697): Bộ sách Đại Việt Sử ký Toàn thư được hoàn thành khắc in và công bố. Bộ sách sử vĩ đại này gồm 24 quyển viết lịch sử nước ta từ năm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên) thời họ Hồng Bàng (Hùng Vương) đến năm Ất Mão, Đức Nguyên năm thứ 2 đời vua Lê Gia Tông (1675). Bộ sách là kết quả biên khảo qua 3 triều đại Lý - Trần - Lê, kéo dài tới 570 năm, bắt đầu từ năm 1127 đến năm 1697.

Năm Ất Sửu (l865): Gia Định báo - tờ báo bằng quốc ngữ đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn.

Những năm Sửu đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc

Năm Ất Sửu (1925): Nguyễn Ái Quốc xuất bản “Bản án Chế độ Thực dân Pháp” ở Paris (Pháp), thành lập “Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội”, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và sáng lập ra báo Thanh Niên, chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức đế tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.

Năm Tân Sửu (1961): Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) được triển khai với những mục tiêu quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được tổ chức xuống đến tận cơ sở khắp miền Nam, đánh dấu sức bật mới của phong trào cách mạng miền Nam.

Năm Quý Sửu (1973): Hiệp định Paris được ký kết giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Chính phủ Mỹ, Chính phủ Cộng hoà miền Nam, buộc Mỹ phải rút hết quân khỏi miền Nam.

Năm Ất Sửu (1985): Hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long và Cung Văn hóa Việt Xô.

Năm Đinh Sửu (1997): Hội nhập với tự do hóa thương mại và đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam vươn tới tầm cao mới của thị trường vốn năm 1997, đạt chất lượng tiến trình hội nhập.

Năm Kỷ Sửu (2009): Tháng 2, hoàn tất tiến trình phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, kết thúc 35 năm đàm phán, giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền dài khoảng 1.400 km giữa hai nước. Ngày 22 tháng 2, Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam - chính thức hoạt động, đánh dấu bước phát triển lớn ngành dầu khí Việt Nam… Cũng năm này, lần lượt mộc bản triều Nguyễn (ngày 31/7), quan họ Bắc Ninh (ngày 30/9) và ca trù (ngày (1/10) được UNESCO công nhận là các Di sản Văn hóa thế giới.

Năm Tân Sửu (2021): là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp, kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 - 28/01/2021), kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2021), kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021)…

Năm Tân Sửu 2021, toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục thực hiện sứ mệnh xây dựng, phát triển đất nước, chăm lo tích cực cho đời sống của nhân dân, đồng thời thực hiện những kế hoạch mới trên con đường hội nhập quốc tế. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030…

Phú Văn