Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 2)
Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 1) |
Kỳ II: Hạt nhân là một công nghệ lỗi thời?
Một số khác lại nghĩ rằng, phần lớn các nhà máy điện hiện nay đã vận hành khoảng 30 hay 40 năm thì trong nay mai sẽ phải đóng cửa và đó sẽ được xem như sự chấm hết cho thời kỳ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, các sự kiện đang diễn ra hiện nay lại mâu thuẫn với các ý kiến trên: một số quốc gia lớn trên thế giới (Hà Lan, Mỹ…) kiên quyết lựa chọn kéo dài thêm thời gian hoạt động cho các nhà máy điện hạt nhân của nước họ và sẽ đầu tư thêm các khoản cần thiết để tiếp tục vận hành các nhà máy một cách an toàn thêm 60 năm, thậm chí là 80 năm nữa.
Trong khi đó, các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Phần Lan lại lựa chọn xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 3. Và để đảm bảo an ninh nguồn cung ứng năng lượng trong những thập niên tới, Pháp đã đưa ra các lựa chọn là sẽ xây dựng Nhà máy EPR ở Flamanville và thực hiện Dự án Grand Carénage của họ.
Nhà máy Điện Beloyarsk-4 ở Nga sử dụng lò FBR thế hệ thứ IV |
Vậy thì, tương lai nào cho ngành năng lượng hạt nhân? Số lượng các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới trong tương lai sẽ giảm hay tăng lên? Đây là nguồn năng lượng của quá khứ hay dành cho tương lai?
Năng lượng hạt nhân đang được đổi mới: nhờ hiệu suất của các nhà máy hạt nhân mới đã tăng lên nên Pháp đã có thể xuất khẩu được điện hạt nhân. Theo tiêu chuẩn của một nhà máy hạt nhân thế hệ thứ 3, các lò phản ứng hạt nhân sẽ được trang bị thêm những cải tiến quan trọng giúp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và tăng hiệu suất hoạt động nhờ vào việc kéo dài thời gian tuổi thọ của nhà máy thêm 60 năm nữa, cùng với nâng cao khả năng vận hành, kiểm soát các thông số kỹ thuật và trang bị thêm các thiết bị an toàn.
Thực hiện Dự án Grand Carénage là điều vô ích?
Grand Carénage là một chương trình đầu tư để kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân tại Pháp thêm 40 năm nữa, trong khi vẫn tiếp tục sản xuất điện mà vẫn đảm bảo an toàn. Việc kéo dài tuổi thọ cho các nhà máy điện hạt nhân tại Pháp này hiện nay cũng được xem là một giải pháp tiết kiệm nhất: chi phí sản xuất điện hạt nhân tại Pháp hiện nay khoảng 32euro/MWh và nếu tính thêm việc thực hiện Dự án Grand Carénage thì chi phí sản xuất sẽ giảm xuống còn 30euro/MWh. Nếu so sánh, thì chi phí sản xuất điện gió mặt đất và ngoài khơi lần lượt là 60-100euro/MWh và 150euro/MWh.
Biết rằng, việc cải tạo các lò phản ứng để kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân này, đã giúp Pháp trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất năng lượng carbon thấp. Bên cạnh đó dự án này cũng giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hiện có để có thể thúc đẩy việc sản xuất sao cho linh hoạt hơn đồng thời bổ sung thêm nguồn năng lượng tái tạo.
Các nhà máy điện hạt nhân đang trở nên lỗi thời?
Ngoài việc duy trì hoạt động bảo dưỡng hằng ngày các lò phản ứng hạt nhân, thì 10 năm một lần, các nhà khai thác đều cải thiện có hệ thống và kiểm tra mức độ an toàn theo các đổi mới kỹ thuật và tiến bộ trong khoa học. Ví dụ như ở Saint Alban, chuyến thăm kiểm tra lò phản ứng số 1, 10 năm một lần vào năm 2017 đã giúp đổi mới hoàn toàn phòng điều khiển và kiểm soát lò, đồng thời giúp tối ưu hóa toàn bộ các hệ thống đo lường và các thiết bị quản lý và bảo vệ nhà máy.
Trong khuôn khổ của chương trình đầu tư Grand Carénage (48 tỉ euro trong giai đoạn 2014-2015), theo đó Tập đoàn Điện lực Pháp EDF sẽ thay thế các thiết bị và đưa ra các yêu cầu về đảm bảo tính an toàn của các nhà máy hiện tại với các lò phản ứng thế hệ mới như lò phản ứng EPR. Ngoài ra, tất cả các nhà máy hạt nhân Pháp đều phải chịu sự kiểm soát thường xuyên và độc lập của rất nhiều cơ quan như Cơ quan An toàn hạt nhân (ASN), Viện An toàn bức xạ và hạt nhân (IRSN)…
Điện hạt nhân trên thế giới đang suy giảm?
Trên thị trường quốc tế, trong 25 năm qua, việc phát triển các lò phản ứng hạt nhân mới chưa bao lại trở nên quan trọng như hiện nay. Hiện nay, có khoảng 60 nhà máy hạt nhân mới đang được xây dựng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất điện hạt nhân cần tăng gấp đôi vào năm 2050 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Ngoài ra, sự thành công của Pháp trong lĩnh vực này cũng nhờ vào việc ký kết bản thỏa thuận hợp tác xây dựng 6 lò phản ứng EPR tại Jaitapur, Ấn Độ, nhân chuyến công du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến quốc gia này vào ngày 10-3-2018. Đây được xem là như dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Vào tháng 1-2018, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc, ông Macron đã xác nhận rằng, lò phản ứng EPR đầu tiên trên thế giới sẽ bắt đầu vận hành vào cuối năm 2018 tại Đài Sơn.
(Xem tiếp kỳ sau)
S.Phương
-
Năng lượng hạt nhân có dấu hiệu “nóng” trở lại?
-
Các ngân hàng hàng đầu thế giới ủng hộ năng lượng hạt nhân
-
Các nhà đầu tư đặt cược vào sự trở lại của năng lượng hạt nhân
-
Phía sau việc phương Tây do dự trừng phạt ngành hạt nhân Nga
-
Bản tin Năng lượng xanh: Thủ tướng Nhật Bản Kishida tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng về việc tái khởi động nhà máy hạt nhân của Tepco
-
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần
-
Luật Điện lực mới và vấn đề cấp bách triển khai thực hiện cải cách thị trường điện
-
Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
-
Mô hình tối ưu hóa thị trường điện Bắc Âu
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Duyên Hải và đấu nối: Đáp ứng nhu cầu điện cho tỉnh Trà Vinh