Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những cái chết thảm khốc trong gia đình họ Ngô sau khi Diệm - Nhu bị sát hại (Kỳ III)

10:30 | 24/03/2015

12,196 lượt xem
|
(PetroTimes) - Là con thứ ba của Ngô Đình Khả, Ngô Đình Thục là người được học hành bài bản nhất. Thục sinh năm 1897 tại Huế. Thuở nhỏ, Thục học tại Trường Pellerin (Bình Linh) Huế, một trường dòng sư huynh. Năm 11 tuổi, Thục vào học chủng viện An Ninh (Quảng Trị).

>>Những cái chết thảm khốc trong gia đình họ Ngô sau khi Diệm - Nhu bị sát hại (Kỳ II)

KỲ III: Sự trừng phạt của số phận

Ngô Đình Thục và giấc mộng hồng y giáo chủ không thành

Những cái chết thảm khốc trong gia đình họ Ngô sau khi Diệm - Nhu bị sát hại (Kỳ III)

Năm 19 tuổi, học hết chủng viện, Ngô Đình Thục học tiếp Đại chủng viện Phú Xuân (Huế), ban thần học. Sau đó Thục được cho sang Ý tiếp tục học để trở thành linh mục. Thục được thụ phong linh mục ngày 20-12-1925 tại Roma.

Năm 1938, Thục được Tòa thánh Vatican bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Vĩnh Long (giám mục thứ ba của người Việt). Có thể nói trước năm 1946, Thục là người ít nhiều có tinh thần dân tộc và chống Pháp. Vì vậy, Thục đã bị mật thám Pháp quản chế tại Biên Hòa, trụ sở Tòa giám mục của Thục ở Vĩnh Long bị quân đội Pháp chiếm là đồn bốt. Sau này khi trở lại Vĩnh Long, Thục có công che giấu Linh mục Lu-Vinh một tu sĩ ủng hộ kháng chiến. Thục cũng tận tình giúp đỡ và đề nghị bổ nhiệm đại tá Phạm Ngọc Thảo vào giữ chức vụ quan trọng tại phủ Tổng thống của Diệm - Nhu. Lúc đó, có lẽ Thục cũng không ngờ Đại tá Phạm Ngọc Thảo là sĩ quan tình báo Cách mạng.

Kể từ khi Diệm lên làm tổng thống, Thục đã dựa vào Diệm làm nhiều điều chướng tai gai mắt. Là tu sĩ, nhưng Thục đã xen lẫn vào việc đạo khá nhiều mưu toan chính trị. Tại Vĩnh Long, Thục đã mở lớp dạy chủ thuyết “Cần lao nhân vị” của Nhu, bắt các tướng, tá và công chức khăn gói xuống tận Vĩnh Long học hàng tháng trời, mỗi năm Thục mở mấy khóa học. Những việc làm trên của Thục đã làm các giám mục, linh mục công giáo khó chịu. Vì vậy, trước kỳ bầu cử năm 1958, Linh mục Hồ Văn Vui ở nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn đã phải khuyên các con chiên đừng bỏ phiếu cho những người trong gia đình họ Ngô. Sau vụ này, cha Vui bị đổi đi nơi khác. Mặc dù không giữ một chức vụ gì trong chính quyền của Diệm, song uy quyền và thế lực của Thục còn lớn hơn cả Diệm, mọi đề xuất của Thục đều được Diệm - Nhu răm rắp chấp hành. Nhiều tướng, tá viên chức đã xuống Vĩnh Long thì thọt xin Thục rửa tội, ban phép để được thăng quan, tiến chức như Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Ngô Trọng Hiếu… Sau sự kiện đảo chính Diệm ngày 1-11-1963, Trần Thiện Khiêm đã quay ngoắt 180O, y đã cạo đầu cải đạo vì sợ liên lụy với họ nhà Ngô.

Trong suốt một thời gian dài, Thục chăm bẵm lo việc kinh tài hơn là lo hành đạo. Thục đầu tư vào những phi vụ xây cất và mua bán như: thương xá Tax (Nguyễn Huệ), nhà sách Xuân Thu, khai thác rừng cao su ở miền Đông Nam Bộ, mở đại học Đà Lạt… Những việc làm này đã khiến nhiều linh mục phụ trách các giáo phận tại miền Nam hết sức bất bình.

Thục còn ôm mộng về phụ trách giáo phận Sài Gòn thay Đức cha Simon Hòa Hiền với hy vọng một ngày nào đó được bổ lên làm Hồng y giáo chủ đầu tiên ở Việt Nam. Mối bất hòa giữa giáo phận Sài Gòn với anh em nhà Ngô đã đi đến việc cha Huỳnh Văn Của bị viên giám đốc cảnh sát đô thành Sài Gòn - Gia Định tống giam. Vụ việc này có bàn tay của Thục nhúng vào.

Thục cũng thường hay vẽ vời tổ chức các buổi lễ lạt để tự chúc mình, bắt các tướng, tá, dân biểu, gia nô quyên góp tiền, quà cáp biếu xén.

Trước năm 1954, mỗi năm tới lễ “bổn mạng” của Thục, tại nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long chỉ diễn ra một nghi lễ bình thường. Nhưng kể từ năm 1956, khi chế độ nhà Ngô vững mạnh, Ngô Đình Diệm đã để cho Thục tự do khuếch trương lễ này.

Để chuận bị lễ Ngân khánh của Thục, năm 1963, các tay nịnh thần đã sửa soạn một chương trình thật long trọng làm thỏa mãn lòng tự phụ của Thục. Và theo truyền thống Công giáo thì đây là dịp đánh dấu sự nghiệp của một đời tu sĩ. Và lễ này do các giáo dân của địa phận đứng ra tổ chức, có tính chất riêng tư giữ vị chủ chăn với giáo dân. Nhưng với Thục lại khác! Hãy nghe một linh mục kể lại:

- Từ đầu tháng 1-1963, các giới chức địa phương và trung ương đã rộn rịp thi đua “góp công” vào việc tổ chức lễ Ngân khánh của Thục. Một số tỉnh trưởng các địa phương tại miền Trung đã đích thân đi thu góp tiền bạc cho lễ Ngân khánh. Rồi một Ủy ban toàn quốc được thành lập (theo sự gợi ý của Thục), đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lê cùng các ủy viên gồm một số bộ trưởng, dân biểu… Linh mục Cao Văn Luận được mời tham gia hội đồng, ông rất lấy làm khó chịu nhưng tình thế không thể khước từ. Ông đã gặp riêng Cẩn với lời khuyên không nên tổ chức linh đình vì nó sẽ gây những bất lợi không cần thiết. Mặc dầu lễ Ngân khánh đã được chuẩn bị chu đáo, nhưng đến phút cuối cùng đã không thực hiện được vì xảy ra vụ Nhu đàn áp Phật giáo tại Huế.

Không hiểu do tình cờ hay vì một lý do tế nhị nào khác, Thục được Vatican triệu hồi sang Roma để gặp Đức giáo hoàng gấp (Có thể Vatican đã dự liệu được trước âm mưu đảo chính Diệm). Vì vậy khi cuộc đảo chính nổ ra, Thục đang ở Roma nên không hề hấn gì.

Thấy tình hình chính trị Sài Gòn lúc ấy đầy bất ổn, Tòa thánh khuyên Thục ở lại thêm một thời gian. Trong thời gian lưu vong ở ý, Thục ngụ trong một biệt thự sang trọng ở ngoại ô Vatican. Ở đây có góa phụ Ngô Đình Nhu và 4 đứa con là Ngô Đình Lệ Thủy, Ngô Đình Trắc, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên. Ngôi biệt thự này do Diệm mua từ trước, phòng khi về vườn sẽ qua đó.. tu tại gia.

Năm 1976, khi Tòa thánh Vatican chọn vị Hồng y đầu tiên của Việt Nam là Tổng giám mục Trịnh Như Khuê, thuộc giáo khu Hà Nội, Thục thất vọng lắm và y đã phát điên đòi ly khai giáo hội. Thục bỏ sang Tây Ban Nha định cư và tự ý phong chức cho một số linh mục thành giám mục mà không được phép của Vatican. Vì vậy, Vatican đã phạt vạ và rút phép thông công của Thục. Tới năm 1980, Thục mới “hối cải” và được Roma tha tội, đồng thời cho phép y sang Mỹ vào tu tại dòng Đồng Công do Đức cha Jacobe Huỳnh Văn Của cai quản.

Cũng xin nói thêm, trước năm 1955, Đức cha Huỳnh Văn Của đã bị anh em nhà Ngô tống giam vào khám Chí Hòa. Nhưng không vì thế mà ông ghim lòng thù oán. Đức cho Của vẫn đùm bọc Thục tới khi y nhắm mắt về chầu Chúa nơi đất khách quê ở tuổi 87.

Thêm một cái chết chùm...

Sau một loạt cái chết chùm đầy thảm khốc của các anh em dòng họ Ngô: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn; tai ách lại đến với gia đình họ Trần: Vợ chồng Trần Văn Chương (bố mẹ đẻ của Lệ Xuân). Vậy Trần Văn Chương là ai?

Trần Văn Chương là bạn học với Ngô Đình Nhu trong thời gian ở Pháp. Do phục Nhu học giỏi, gia đình quyền thế, nên sau này Chương đã gả con gái của mình là Trần Lệ Xuân cho Nhu. Trần Văn Chương vốn là một luật sư có tiếng tăm ở Hà Nội trước năm 1945, và vợ Chương là một hoa khôi tân thời, giao du rộng rãi với nhiều quan chức cả tây lẫn ta với hy vọng lấy nó làm nấc thang cho chồng từ bướng lên danh vọng. Chương trở thành Bộ trưởng Ngoại giao từ thời chính quyền bù nhìn Bảo Đại, và tới chế độ nhà Ngô, Trần Văn Chương cũng tham chính và làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ. Cái mộng của vợ chồng Trần Văn Chương là sẽ làm Tổng thống hoặc ít nhất Thủ tướng miền Nam, nhưng tất cả đều tan thành mây khói khi chế độ Diệm sụp đổ.

Vợ chồng Trần Văn Chương sinh được ba người con: Trần Lệ Chi (con gái lớn) kết hôn với Luật sư Nguyễn Hưu Châu, con một nhà tỷ phú danh tiếng ở miền Nam. Trần Lệ Xuân là con gái thứ hai và người con trai út là Trần Văn Khiêm, tốt nghiệp trường luật, Khiêm chỉ giỏi ăn chơi cờ bạc và nhảy đầm, tán gái.

Trần Văn Chương là sui gia với gia đình nhà Ngô, được họ Ngô hết sức trọng vọng. Khi đã củng cố xong quyền lực, anh em Diệm - Nhu đã tiến hành chia lại khu vực hành chính của miền Nam. Ngô Đình Nhu đã lấy khá nhiều đất đai ở Vị Thanh, tỉnh lỵ Chương Thiện, một tỉnh mới lập nằm cạnh Cần Thơ, Sóc Trăng cấp cho gia đình Trần Văn Chương. Cảm kích ân tình đó, nên trong thời gian làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, Chương đã tận tình lo việc ngoại giao cho chế độ Diệm. Năm 1960, Chính phủ Mỹ đã ngán ngẩm cái chế độ gia đình trị nhà Ngô nên có ý định “thay ngựa giữa dòng” để chọn một “con ngựa thuần” khác dễ sai bảo hơn. Và lúc đó Trần Văn Chương được người Mỹ để mắt cho chiếc ghế Thủ tướng hoặc Tổng thống miền Nam. Khi chế độ khát máu nhà Ngô đàn áp giáo đồ, sư sãi, Lệ Xuân đã không phản đối mà còn tiếp tay cho chồng một cách đặc lực, mặc dù bố mẹ Lệ Xuân là phật tử. Trần Văn Chương thấy con gái đả kích sư sãi nên ðã phản ứng gay gắt. Diệm thấy vậy rất bực mình và ký lệnh cách chức Đại sứ của Trần Văn Chương tại Mỹ. Bố mẹ Lệ Xuân cũng chính thức lên tiếng từ đứa con gái bất hiếu ấy.

Khi Lệ Xuân sang Mỹ gọi là đi “giải độc”, ả có tới Washington thăm bố mẹ nhưng vợ chồng Chương từ chối không gặp.

Cô con gái cả của vợ chồng Chương là Trần Lệ Chi thì lại mắc bệnh “cuồng dâm”. Chi cặp bồ với đủ loại Tây, Tàu… Cuối cùng, chồng Chi không chịu nổi đã đâm đơn ly dị và cũng bỏ luôn chức Bộ trưởng Phủ Tổng thống.

Sang Mỹ, vợ chồng Trần Văn Chương ngụ trong một biệt thự nguy nga do tiền biển thủ khi y làm Đại sứ tại Mỹ. Chương giao cho Trần Văn Khiêm - đứa con trai duy nhất quản lý ngôi biệt thự này, nhưng Khiêm là tay máu mê cờ bạc, y đã lần hồi cầm cố bán hết những báu vật trong ngôi biệt thự ấy để đánh bạc, hút sách và nuôi gái nhảy. Trần Văn Chương đành phải gọi con gái lớn Lệ Chi về để giao di chúc, nhưng Khiêm không chịu. Hắn đòi hưởng hết, nếu không sẽ sẵn sàng bắn bỏ bố mẹ. Vợ chồng Chương quá sợ hãi nên đã phải bấm bụng ký tờ di chúc để cho Khiêm hưởng toàn bộ gia tài.

Năm 1977, vợ chồng Chương thấy Khiêm ngày càng hư hỏng, thường xuyên đến sòng bạc Lasvegas nướng tiền nên Chương đã nhờ mộ luật sư một lần nữa làm lại di chúc, ủy quyền cho con gái lớn thừa hưởng, trước đó quyền thừa kế thuộc về Khiêm.

Không ngờ quyết định này đã dẫn tới bi kịch đẫm máu, đêm 27-7-1986, vợ chồng Trần Văn Chương đã bị chính con trai mình là Trần Văn Khiêm hạ sát tại nhà.

Cảnh sát đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và phát hiện vợ chồng Chương bị bắn nhiều phát đạn vào đầu và mình. Cảnh sát Mỹ đã tống Khiêm vào trại giam. Để trốn ttội ác của mình, Khiêm giả điên nhưng thủ thuật ấy không qua mắt được cảnh sát Mỹ.

Lệ Thủy, Đứa con gái bạc mệnh của Nhu-Xuân

Lệ Thủy là con gái lớn của vợ chồng Ngô Đình Nhu, cô xuất ngoại trước ngày 1-11-1963 cùng mẹ, nên cả hai mẹ con đã thoát chế trong cuộc đảo chính đẫm máu ấy. Năm 1967, Lệ Thủy sang Pháp theo học ngành y khoa và trong thời gian ăn học ở Pháp, Lệ Thủy lo cặp bồ, ăn chơi, đàn đúm với bạn bè trong các quán bar. Tối ngày 12-4-1967, sau những giờ phút hoan lạc trong rượu và tình, Thủy loạng choạng bước ra xe hơi và phóng với một tốc độ kinh hoang, do lượng rượu trong máu khá nhiều, Thủy đã không làm chủ được tay lái, chiếc xe do cô điều khiển đã lao vào một trụ đèn, Lệ Thủy bị vô-lăng đè lên ngực và chết ngay tại chỗ. Năm ấy Lệ Thủy tròn 24 tuổi. Lệ Xuân nghe tin con bị tử nạn liền ngất xỉu. Từ đó đến nay, Lệ Xuân mắc chứng bệnh tâm thần. Mụ ta đi lang thang ngoài đường lúc cười, lúc khóc. Thời huy hoàng trong ác độc của dòng họ Ngô - Trần đã phải kết thúc với cái giá như vậy đấy!

V.H

(Theo ANTG)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank