Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 6/2/2023
Tàu chở dầu thô cập cảng Zhoushan, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
Tăng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
So với Quyết định 34/2017/QĐ-TTg thì khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh như sau: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.606,19 đồng/kWh); mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng 537,67 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.906,42 đồng/kWh).
Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Ukraine áp lệnh trừng phạt ngành hạt nhân Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky và Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine quyết định đưa tổng cộng 200 thực thể có liên quan ngành hạt nhân Nga vào danh sách trừng phạt trong thời hạn 50 năm với cáo buộc quân đội Nga đã nã pháo vào các nhà máy điện hạt nhân Zaporichzhia ở Ukraine và sử dụng chúng làm “vỏ bọc” cho các cuộc tấn công.
Danh sách các thực thể bị Kiev trừng phạt bao gồm Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom của Nga cũng như công ty vận hành Nhà máy điện hạt nhân Zaporichzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Nhà máy Zaporichzhia từng thuộc về Ukraine nhưng đã rơi vào quyền kiểm soát của Nga vào mùa xuân 2022. Nhà máy Zaporichzhia đã nhiều lần bị pháo kích và tấn công bằng máy bay không người lái trong năm qua trong khi Moscow và Kiev đổ lỗi cho nhau về những vụ tấn công này.
Trung tâm khí đốt thay thế Dòng chảy phương Bắc bước vào giai đoạn cuối
Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez mới đây thông báo việc thiết lập một trung tâm khí đốt quốc tế trên lãnh thổ nước này đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Theo ông Fatih Donmez, hoạt động thương mại đầu tiên của trung tâm khí đốt quốc tế sẽ diễn ra trong năm 2023.
Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận: "Việc xây dựng Trung tâm Phân phối và Mua bán Khí đốt Tự nhiên sắp hoàn tất. Chúng tôi sẵn sàng tiến hành hoạt động thương mại đầu tiên trong năm nay. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán tham gia dự án đã được tiến hành với một số quốc gia và đại diện các quốc gia mà chúng tôi đã thảo luận vấn đề này đều sẵn sàng ủng hộ dự án".
Sáng kiến thành lập trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất hồi tháng 10/2022. Theo ông Putin, có thể xây dựng một hệ thống đường ống khác thay thế đường ống Dòng chảy phương Bắc đã ngừng hoạt động và thành lập một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là cơ sở sẽ phân phối khí đốt cho các quốc gia thứ ba, đặc biệt là các nước châu Âu, nếu họ quan tâm.
IEA dự báo khoảng 50% mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ từ Trung Quốc
Ngày 5/2, phát biểu với báo giới bên lề Hội nghị Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết IEA dự đoán khoảng 50% mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay sẽ là từ Trung Quốc. Ông cho hay nhu cầu của Trung Quốc đối với nhiên liệu máy bay đang tăng vọt, gây sức ép lên nhu cầu dầu mỏ.
Quan chức này nhấn mạnh, trong trường hợp nhu cầu dầu mỏ tăng rất mạnh khi kinh tế Trung Quốc phục hồi, nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) có thể sẽ phải xem xét lại các chính sách sản lượng của mình.
Trong cuộc họp mới đây nhất vào ngày 1/2, OPEC+ đã thống nhất giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày hiện nay, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu nhiên liệu đang dần cải thiện tại Trung Quốc. Mức cắt giảm này tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới, được OPEC+ nhất trí thực hiện từ tháng 11/2022 đến hết năm 2023 nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 4/2/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 5/2/2023 |
H.T (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Giá vàng hôm nay (14/11): Thị trường thế giới giảm sâu
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng bứt phá
-
Iran sẵn sàng cho khả năng giảm xuất khẩu dầu dưới thời Tổng thống Trump
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/11: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
-
Tin tức kinh tế ngày 13/11: Tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tiếp tục lập kỷ lục mới