Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 24/11/2022

19:55 | 24/11/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Năng lượng tái tạo Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư; Châu Âu tuyên bố đã thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga; EU bất đồng về giá trần đối với dầu Nga… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng trong nước và quốc tế ngày 24/11/2022.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 24/11/2022
Cao ủy phụ trách năng lượng của EU cho biết EU đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga bằng khí đốt từ các nhà cung cấp khác. Ảnh minh họa: NNN.news

Năng lượng tái tạo Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư

Từ năm 2016 tới năm 2021, tổng giá trị giao dịch và số lượng giao dịch trong ngành năng lượng sạch tăng trưởng lần lượt là 10,7% và 17,1%/năm. Trong 10 tháng đầu năm 2022, số lượng giao dịch M&A trong ngành này tăng gấp đôi; tổng giá trị giao dịch đạt 676 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2021.

Thị trường M&A tăng đột biến do các nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang lĩnh vực năng lượng sạch. Hiện Việt Nam có tốc độ tăng trưởng sản xuất năng lượng tái tạo nhanh nhất Đông Nam Á và nằm trong số 10 quốc gia sản xuất điện mặt trời hàng đầu thế giới, năng lượng tái tạo chiếm hơn 11% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

Điều này lý giải vì sao các quỹ đầu tư ngoại đang dồn sự chú ý vào thị trường Việt Nam. Bà Lina Hansen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu cho biết, năng lượng là yếu tố quyết định chính để họ đầu tư vào Việt Nam.

Châu Âu tuyên bố đã thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga

Trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu hôm 23/11, Cao ủy phụ trách năng lượng của EU Kadri Simson đưa ra tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và khí đốt từ các nhà cung cấp khác đáng tin cậy.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời các chuyên gia cho biết EU đã tăng cường nỗ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ để thay thế khí đốt của Nga. Từ tháng 1 đến tháng 8, tổng khối lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, lượng nhập khẩu LNG từ Mỹ đã tăng gần 80% so với mức hàng năm.

Tuy nhiên trong tháng này, Công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo việc thay thế nguồn cung khí đốt Nga bằng LNG sẽ khiến chi phí năng lượng gia tăng đáng kể với EU. Không giống như khí đốt được cung cấp theo các hợp đồng dài hạn, LNG thường được mua trên thị trường giao ngay với mức giá cao hơn nhiều lần. Việc EU tăng cường mua LNG cũng đã gây khó khăn cho các nước đang phát triển, vì những quốc gia này bị buộc phải cạnh tranh về giá với các quốc gia giàu có hơn.

Châu Âu bất đồng về giá trần đối với dầu Nga

Đại diện của 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau tại Brussels để thảo luận về đề xuất của G7 nhằm đặt mức giá trần đối với dầu Nga trong khoảng 65-70 USD/thùng. Tuy nhiên, Reuters nhận định con số này dường như quá thấp đối với một số nước, trong khi lại quá cao đối với một số nước khác.

Theo New York Times, mức giá trần là một vấn đề gây tranh cãi. Ba Lan, Lithuania và Estonia tin rằng mức 65-70 USD/thùng sẽ mang lại lợi nhuận quá cao cho Nga, khi chi phí sản xuất chỉ khoảng 20 USD/thùng. Cyprus, Hy Lạp và Malta cho rằng mức giá trần đó quá thấp.

Trong khi đó, tờ Politico dẫn lời 4 nhà ngoại giao cho biết: “Hầu hết các quốc gia đều đồng ý với mức giá, ngoại trừ Ba Lan, nước này muốn giới hạn thấp hơn nhiều là 30 USD/thùng”.

Ukraine tạm ngừng vận chuyển dầu của Nga qua đường ống Druzhba

Hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn Công ty xuất khẩu dầu mỏ Transneft của Nga cho biết Kiev đã đình chỉ hoạt động nhánh phía nam của đường ống dẫn dầu Druzhba (Hữu nghị) từ Nga đi qua Ukraine tới châu Âu.

Theo báo cáo, hoạt động vận chuyển dầu đã bị đình chỉ trong một thời gian chưa xác định. Ông Igor Demin, cố vấn của Chủ tịch Transneft, cho biết: “Một phần của tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba qua Ukraine, đoạn từ Brod đến Carpathians, đã ngừng hoạt động”. Tuy nhiên, vị quan chức này tiết lộ rằng hoạt động giao hàng qua nhánh đường ống ở Belarus vấn đang diễn ra.

Tuần trước, Kiev đã chặn dòng dầu chảy tới Hungary qua đường ống Druzhba. Lý do là các vấn đề liên quan đến thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Ukraine sau đó đã công bố kế hoạch tăng cước phí vận chuyển dầu của Nga qua đường ống Druzhba tới EU, do chi phí tăng cao khi Nga liên tục tiến hành các cuộc tấn công tên lửa và không kích vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.

Bulgaria và EU thảo luận về khả năng tiếp tục xuất khẩu dầu mỏ

Phó Thủ tướng Bulgaria, ông Hristo Aleksiev ngày 23/11 cho biết nước này sẽ làm rõ với Ủy ban châu Âu (EC) khả năng tiếp tục xuất khẩu dầu từ nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp Lukoil của Nga ở thành phố Burgas của Bulgaria.

Trước đó 2 ngày, Phó Thủ tướng Aleksiev cho hay các công ty con của Lukoil, Lukoil Neftochim Burgas và Lukoil-Bulgaria sẽ chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất và hoạt động của họ sang Bulgaria và nộp thuế tại nước này. Quan chức Bulgaria lưu ý rằng không nên có trở ngại nào đối với việc xuất khẩu dầu của các công ty trên, bất chấp lệnh cấm vận dầu mỏ Nga.

“Các giấy tờ pháp lý không có lệnh cấm trực tiếp việc xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ dầu của Nga. Có lệnh cấm vận chuyển dầu thô qua đường ống, nhưng Bulgaria nhập khẩu dầu bằng tàu biển. Chúng tôi đã thảo luận và thấy cần tổ chức một cuộc họp với Ủy ban châu Âu làm rõ vấn đề này”, ông Aleksiev nói và lưu ý nước này sẽ không có hành động nào chừng nào các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Áo giảm sâu sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 22/11, Áo, vốn phụ thuộc từ rất lâu vào khí đốt của Moskva khiến nước này trở thành một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất trong EU trước xung đột ở Ukraine, hiện đã chứng kiến lượng khí nhập khẩu từ Nga giảm xuống còn 21%.

Sự phụ thuộc của Áo bắt đầu từ những năm 1960 khi nước này nhận khí đốt hóa thạch để đổi lấy việc không thể tham gia Khu vực Kinh tế châu Âu thời Liên Xô. Trước xung đột ở Ukraine, Áo đã nhập khẩu hơn 80% khí đốt từ Nga. “Chúng tôi vẫn chưa độc lập hoàn toàn, chúng tôi sẽ chỉ thực sự 'tự do' khi chúng tôi có thể hoàn toàn không cần khí đốt của Nga”, bà Bộ trưởng Năng lượng Áo Leonore Gewessle cho biết thêm trong một tuyên bố bằng văn bản.

Cơ quan quản lý năng lượng Áo E-Control lưu ý: “Xu hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga tương đối đều đặn trong những tháng gần đây. Trong khi đó, Áo đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông năm nay vì 95% kho chứa của nước này hiện đã đầy".

Ai Cập kêu gọi người dân tiết kiệm khí đốt để bán cho châu Âu

Chính phủ Ai Cập gần đây đã chỉ đạo việc tiết kiệm điện bằng cách giảm chiếu sáng ở một số đường phố, quảng trường và các khu vực công cộng khác, cũng như trong các cửa hàng và tòa nhà chính phủ.

Mục tiêu của nước này là giảm được 15% lượng khí đốt cần thiết để sản xuất điện, sau đó bán phần khí đốt còn dư cho châu Âu - những khách hàng chịu trả giá cao để thu mua.

Đối với Ai Cập, đây thực tế là một cơ hội vàng để giúp nước này tăng dự trữ ngoại tệ. Thủ tướng Mostafa Madbouly đã ước tính được rằng tiết kiệm 15% khí đốt trong sản xuất điện sẽ mang lại doanh thu 450 triệu USD/tháng nếu bán cho châu Âu.

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 22/11/2022Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 22/11/2022
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 23/11/2022Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 23/11/2022

T.H (t/h)