Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhiều tổ chức tín dụng gặp khó khi thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

14:00 | 01/10/2020

261 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho rằng, mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc.

Tại diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đã chỉ ra những vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (TCTD).

3459-images5382000-vo-quy
Nhiều TCTD gặp khó khi thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

Cụ thể, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II của một số TCTD, nhất là các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước còn khó khăn; tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của tập đoàn/tổng công ty nhà nước.

Việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản đảm bảo (TSBĐ) của một số TCTD còn khó khăn trong trường hợp TSBĐ cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh; một số TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42; thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của tòa án các cấp…

Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trong các tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng như kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020. Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để vượt qua khó khăn.

“Tuy nhiên, nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm đình trệ sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng sẽ có xu hướng gia tăng và áp lực nợ xấu sẽ là rất lớn. Do vậy, việc thực hiện mục tiêu về kiểm soát nợ xấu cũng như các mục tiêu khác tại Quyết định 1058 đến cuối năm 2020 là thách thức rất lớn đối với ngành ngân hàng” - Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay.

Thời gian tới, để bảo đảm công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và công tác cơ cấu lại theo Quyết định 1058 triển khai có hiệu quả trên thực tế, đồng thời các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Phó Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết số 42.

Cùng với đó, xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả; xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, để triển khai thành công các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu, đạt được các mục tiêu đề ra, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của các TCTD cũng như hoạt động tiền tệ, ngân hàng, ngoài sự nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, Công ty quản lý tài sản VAMC, cần có sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và sự đóng góp của ngành ngân hàng đối với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

M.L

Nghị quyết 42 đã khuyến khích các tổ chức tín dụng bán nợ xấu theo giá trị thị trườngNghị quyết 42 đã khuyến khích các tổ chức tín dụng bán nợ xấu theo giá trị thị trường
Thận trọng với nợ được cơ cấu lạiThận trọng với nợ được cơ cấu lại
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%