Nhiều doanh nghiệp gian lận hồ sơ để nhập khẩu phế liệu
Chính phủ quyết liệt gỡ khó cho ngành giấy |
Không cấp phép nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế |
Doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị được nhập khẩu phế phẩm giấy |
Theo nhận định của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Như năm 2018, theo thống kê cho thấy tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tới hơn 9,2 triệu tấn, tăng hơn 1,3 triệu tấn so với năm 2017.
Trong đó, có hàng nghìn tấn phế liệu giấy, nhựa được buôn bán dạng thu gom, trong đó có cả phế liệu nhập khẩu được chuyển về từ các cảng biển.
Phế liệu nhập khẩu về Việt Nam |
Trong quá trình theo dõi, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp thực hiện thủ đoạn gian lận như làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu phế liệu.
Ngoài ra, khai sai tên hàng, mã số hàng hóa khác với tên hàng, mã số hàng hóa là phế liệu.
Một số doanh nghiệp lợi dụng sở hở về cơ chế chính sách để nhập khẩu số lượng lớn phế liệu không đủ điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường vào Việt Nam.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để nhập khẩu phế liệu nhưng lại bán cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác (doanh nghiệp chưa được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất) để đưa vào các làng nghề, cụm công nghiệp tái chế làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Trước tình hình trên, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện. Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 27/2018 về siết chặt quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, không để Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới, tốn kém chi phí tiêu hủy đối với hàng hóa là phế liệu, chất thải đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
Kiên quyết không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu; áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam.
Buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi đưa chất thải, phế liệu gây ô nhiễm môi trường vào Việt Nam.
Tổng cục Hải quan cho biết đã xây dựng phần mềm quản lý phế liệu nhập khẩu. Theo thiết kế phần mềm, các đơn vị như cơ quan hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng và doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu có thể quản lý phế liệu nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, không cho phép dỡ hàng xuống cảng đối với phế liệu không đáp ứng điều kiện quy định.
Thời gian tới ngành hải quan đẩy mạnh phối hợp với các Bộ, ngành trong kiểm soát phế liệu nhập khẩu, xử lý dứt điểm các container phế liệu tồn đọng tại cảng, kiên quyết yêu cầu buộc tái xuất các lô hàng là chất thải, phế liệu gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Nguyễn Hưng
-
Cần sửa đổi, hoàn thiện Luật số 69 để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
Ươm mầm sáng tạo trẻ với không gian “Giao lộ ký ức”- VPBank x Tòhe
-
Tin tức kinh tế ngày 10/11: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
-
Thực hư kế hoạch sáp nhập 3 hãng khai thác dầu lớn nhất nước Nga
-
Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục