Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhiều điểm ngành điện đã công khai minh bạch, nhưng có thể làm tốt hơn

15:00 | 31/05/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) -  “Tôi thấy rằng, có rất nhiều điểm ngành điện đã công khai minh bạch, đặc biệt công thức tính đã rất công khai mà nhiều người vẫn không đọc công thức tính, thậm chí đọc không hiểu xong vẫn nói công thức tính là có vấn đề”, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ về mức độ công khai minh bạch trong ngành điện cũng như cách thức tính giá điện.
Nhiều điểm ngành điện đã công khai minh bạch, nhưng có thể làm tốt hơn
Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Vừa qua, dư luận có nhiều ý kiến đánh giá và tỏ vẻ nghi ngờ về tính minh bạch của giá điện, là chuyên gia có tham gia Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hàng năm do Bộ Công Thương tổ chức, ông có đánh giá gì về điều này?

Hiện tại quy định về cách tính giá điện đã có, thể hiện trong Quyết định của Thủ tướng liên quan đến cơ chế điều chỉnh giá điện. Bộ Công Thương cũng đã có thông tư quy định tương đối rõ về cách tính giá điện. Cho nên dư luận cũng có nhiều điểm khá hiểu lầm về giá điện, thậm chí không tìm hiểu các quy định ấy để đọc. Bởi nếu họ đọc thì sẽ thấy rằng rất nhiều thứ đã được giải quyết ngay. Ví dụ việc có tính đầu tư ngoài ngành đầu tư vào giá điện không thì trong công thức tính đã nói rất rõ là Không.

Nói chung, công thức tính giá điện khá là rõ ràng so với những gì dư luận đang có ý kiến.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một điều rằng không phải ai đọc cũng hiểu công thức tính ấy. Đó là thứ tương đối khó hiểu với quảng đại quần chúng, phải có một chút kiến thức về mặt kế toán và hiểu về ngành điện một chút. Đó là về công thức tính giá.

Còn đi vào cụ thể giá từng năm, Bộ Công Thương có tổ chức đoàn kiểm tra chi phí giá thành. Đoàn kiểm tra gồm Đại diện của Cục Điều tiết Điện lực, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Hội điện lực, VCCI, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng…. Tôi thấy thành phần tham gia như vậy là tương đối ổn, nên có thêm đại diện của các bên mua điện lớn như Hiệp hội xi măng, thép. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trong 2-3 tuần, ở Hà Nội rồi đi một vài địa phương.

Tôi có tham gia vào đoàn kiểm tra đó. Việc kiểm tra tôi đánh giá là khá nghiêm túc. Đoàn kiểm tra yêu cầu báo cáo các số liệu, rồi kiểm tra số liệu đó có khớp không.

Các số liệu đó dựa trên báo cáo của Công ty kiểm toán Deloite – một trong 4 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới. Đoàn kiểm tra chỉ xác định có khoản nào không phù hợp được tính vào giá điện hay không; hay các mục có chuẩn không. Những năm vừa qua, Công ty kiểm toán Deloite cũng đã vào làm, họ có báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm trên báo cáo ấy, rằng những con số đó là chính xác và Deloite đảm bảo rằng họ làm đúng nghiệp vụ kiểm toán trong quá trình đó.

- Ông đánh giá thêm về EVN thuê Deloitte kiểm toán?

Thực tế thuê đơn vị kiểm toán nằm trong Big 4 (4 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới - PV) như Deloitte là tương đối ổn. Họ rất có kinh nghiệm và thường xuyên làm việc với các đối tác nhà nước. Trên thị trường kiểm toán, khách hàng của Deloite chủ yếu là ở khu vực nhà nước hoặc DNNN.

Nhiều điểm ngành điện đã công khai minh bạch, nhưng có thể làm tốt hơn

Ông có thể nói rõ hơn về việc sau khi đoàn kiểm tra giá thành đi kiểm tra thì việc công bố kết quả được thực hiện như thế nào?

Sau khi đoàn đi kiểm tra, Cục Điều tiết điện lực tổ chức họp báo công bố các loại chi phí đó. Mọi phóng viên tham gia đều nắm được. Tuy nhiên thừa nhận là thông cáo báo chí đưa ra tại họp báo là bản tổng hợp chung cuối cùng, đưa ra các con số cuối cùng và các nhận xét đánh giá tại sao ra con số đó. Bản thân báo cáo kiểm toán của Deloitte cũng không đưa ra tại buổi hôm đó. Rất nhiều thứ tôi nghĩ hoàn toàn có thể đưa ra được như báo cáo của Deloitte, báo cáo của các tổng công ty, những con số liên quan đến giá thành mua điện các nơi là bao nhiêu, thậm chí chi phí nhân công. Các con số này đoàn kiểm tra đều đã được cung cấp. Cho nên những thông tin ấy hoàn toàn có thể công bố được.

Mỗi đợt kiểm tra ấy tập tài liệu đoàn kiểm tra nhận được phải dầy chừng 10 cm, tương đối nhiều thông tin con số chi tiết. Thậm chí chi tiết đến mức từng khoản vay một sẽ có bảng thống kê chi phí lãi vay là bao nhiêu; chi phí mua điện của từng nhà máy… Ngay cả những bản kê chi tiết của từng công ty một cũng được cung cấp như chi phí nhân công là bao nhiêu, tiền ăn ca là bao nhiêu. Những con số ấy hoàn toàn có thể công bố được.

Đó là khâu tính chi phí. Còn từ khâu tính chi phí đến khâu quyết định xem giá là bao nhiêu thì giai đoạn này hiện tại là mật. Đợt rồi công bố dự thảo sửa đổi danh mục ngành Công Thương cũng vẫn giữ nguyên điều này. Tôi cho rằng điều này Bộ Công Thương nên xem xét thay đổi, không cần thiết phải để các phương án này là chế độ mật.

Nhìn chung, tôi thấy rằng, có rất nhiều điểm ngành điện đã công khai minh bạch, đặc biệt công thức tính đã rất công khai mà nhiều người vẫn không đọc công thức tính, thậm chí đọc không hiểu xong vẫn nói công thức tính là có vấn đề. Đây là điều tôi cho rằng cần giải thích rõ. Nhưng tôi thừa nhận vẫn còn không gian để minh bạch hơn rất nhiều.

Cho nên tôi kiến nghị nên công khai thêm từ khâu tính chi phí giá điện đến việc quyết định giá điện này nữa.

Ông đánh giá thế nào về các dịch vụ điện thời gian qua?

Phải thừa nhận thời gian qua yếu tố dịch vụ điện là tốt hơn rất nhiều. Điều này tôi nghe thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp mua điện. Tôi cũng là một khách hàng và tôi cũng thấy dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng của ngành điện là tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Tỷ lệ mất điện các DN cũng nói là tốt hơn rất nhiều, cái này cũng nên đánh giá cao”.

Xin cảm ơn ông!

Mai Lê

Điều hành giá điện - 2 mục tiêu lớn
EVN trao đổi thông tin với báo chí về tình hình cung ứng điện năm 2019