Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhập và không nhập xăng, dầu: Người tiêu dùng không hề bị thiệt?

14:34 | 24/04/2020

508 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá dầu thô trên thị trường thế giới tuần qua tiếp tục giảm quá thấp. Tuy nhiên, cuộc tranh luận: Nên tăng cường nhập khẩu xăng dầu hay hạn chế nhập cho đến thời điểm này vẫn chưa ngã ngũ.

Đẩy mạnh nhập khẩu: Lập luận cũng không vững chắc

Ở thời điểm giá dầu thô trên thị trường thế giới chỉ còn 20 USD/thùng, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, đó là mức giá vô cùng thấp, các DN nhập khẩu xăng dầu đầu mối cần phải đẩy mạnh nhập khẩu để tích trữ. Thậm chí có nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế như ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường, giá cả của Bộ Tài chính còn cho rằng, có thể đẩy mạnh nhập khẩu, giảm sản xuất xăng dầu trong nước sẽ rất có lợi cho các DN kinh doanh xăng dầu và đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Nhập và không nhập xăng, dầu: Người tiêu dùng không hề bị thiệt?

Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn

Tuy nhiên, những lập luận đó đã trở lên không thuyết phục khi tuần qua, giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục rơi thẳng đứng, có lúc xuống tới mức chưa từng có, và không thể tưởng tượng được là -37,63 USD/thùng (giá dầu thô WTI ngày 20/4). Thế thì, nếu như đã nhập về tối đa ở thời điểm trước đó, nhiều DN nhập khẩu xăng dầu đã thua thiệt rất lớn, khi giá dầu thô ở thời điểm trước đó tuy đã rất thấp nhưng còn là ở mức cao so với giá dầu ở thời điểm thấp nhất ngày 20/4.

Lý lẽ về việc nhập khẩu tối đa có thể xăng dầu về Việt Nam ở thời điểm đó là đảm bảo lợi ích người tiêu dùng cũng không chính xác. Theo một chuyên gia về xăng dầu trong nước, theo Nghị định 83/NĐ-CP về kinh doanh, điều hành giá xăng dầu trong nước, giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam được xác định và công bố bởi các thương nhân đầu mối nhưng không cao hơn giá cơ sở do Bộ Công Thương thông báo. Giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam được điều chỉnh 15 ngày 1 lần, dựa trên giá xăng dầu công bố thế giới, và như vậy, người dân chỉ có thể hưởng việc giảm hoặc chịu việc tăng giá xăng dầu “muộn” hơn thế giới mà thôi.

Công thức tính giá cơ sở (trần giá bán lẻ) theo quy định tại Nghị định 83 về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng đã chỉ ra việc xác định giá bán lẻ phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Như vậy, việc tiêu thụ hàng hóa trong nước hay nhập khẩu hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá xăng dầu bán cho người tiêu dùng.

Cũng có ý kiến cho rằng, ở thời điểm giá xăng dầu thế giới xuống thấp mà không nhập thì chỉ là nhằm bảo vệ cho các nhà máy lọc dầu (NMLD) trong nước như Nghi Sơn hay Dung Quất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xăng dầu trong nước thì điều này cũng không đúng.

"Ví dụ, các nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hiện nay không bán lẻ xăng dầu mà chỉ bán cho thương nhân đầu mối, giá bán hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường, bán ra ngang bằng giá nhập khẩu", một chuyên gia ngành Công Thương trao đổi với Dân trí.

Có nên bảo vệ doanh nghiệp nội địa?

Trên thực tế, vừa qua, lượng xăng dầu nhập khẩu về đã rất lớn. Với hệ thống kho chứa hiện nay, có muốn mua về nhiều hơn nữa cũng không dễ dàng vì đã gần hết chỗ chứa. Lượng xăng dầu sản xuất trong nước cũng đã rất lớn, theo PVN, chỉ tính riêng số liệu nhập khẩu và sản xuất của 2 NMLD đã đang vượt khá xa tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Theo thống kê số liệu Quý 1/2020 của Tổng cục Hải quan, sản lượng nhập khẩu xăng dầu các loại đạt 1,822 triệu tấn xăng dầu các loại. Tổng sản lượng sản xuất 2 NMLD đạt khoảng 3,145 triệu tấn. Ước tiêu thụ nội địa khoảng 2,6 triệu tấn (tạm tính nhu cầu giảm 30% trong Quý I/2020 do Covid 19).

Như vậy, không tính đến tồn kho tại các thương nhân đầu mối thời điểm 31/12/2019, tổng cung trong Quý 1/2020 đang lớn hơn tổng cầu ước tính khoảng 2,0 – 2,4 triệu tấn xăng dầu các loại, các sản phẩm này nằm trong hệ thống kho chứa tại Việt Nam chuyển sang quý 2 và các quý tiếp theo.

Do đó, theo một số chuyên gia kinh tế ngành Công Thương, nêu căn cứ vào nhu cầu thị trường (hiện vẫn đang giảm sâu do dịch bệnh), năng lực sản xuất của các NMLD trong nước thì nhà nước nên điều phối cung cầu phù hợp đảm bảo bình ổn thị trường, đảm bảo chuỗi sản xuất trong nước liên tục nhằm giữ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, giữ công ăn việc làm cho người lao động, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại, bảo toàn vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp, hài hòa lợi ích nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

"Công tác điều hành giá bán xăng dầu phải tính đến lợi ích hài hòa giữa Nhà sản xuất, kinh doanh, hộ tiêu thụ và đặc biệt phải tính đến yếu tố giá bán xăng dầu của các nước trong khu vực để hạn chế hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại", một chuyên gia cho ý kiến.

Theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khi xảy ra tình thế đặc biệt như tình trạng khủng hoảng giá dầu thô thế giới hiện nay, phải chấp nhận một sự đánh đổi. Sự đánh đổi này sẽ có người được lợi, sẽ có người chịu thiệt, nhưng tổng thể lợi ích chung phải được bảo đảm. "Nếu ngưng nhập khẩu xăng dầu ở thời điểm này - chắc chắn có lợi cho PVN, còn những đơn vị đang nhập khẩu xăng dầu về bán sẽ chịu thiệt, nhưng phải thấy được tổng thể lợi ích trong tình thế này để bảo vệ lập luận nhập khẩu”, ông Thiên nói.

Ông Thiên cũng cho rằng, tình thế thị trường không bình thường thì không thể sử dụng nguyên tắc lưu thông bình thường để giải quyết. Khi mà nguồn cung về xăng dầu tăng mạnh, giá cả hạ thấp, trong khi đó lượng xăng dầu tồn kho trong nước rất cao, nhu cầu tiêu thụ giảm mà vẫn tiếp tục nhập khẩu xăng dầu sẽ gây ra lãng phí nguồn lực của xã hội, thậm chí gây ra cảnh cạnh tranh cùng chết - điều này là không thể được

Theo ông Thiên, trong thời điểm này coi các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước là những tài sản quốc gia vì đóng góp của họ cho quốc gia rất lớn. Điều này không có nghĩa là bảo vệ PVN như một doanh nghiệp độc quyền. Phải giữ những doanh nghiệp như PVN làm trụ cột cho nền kinh tế nhất là sau khi dịch qua đi. Chính vì vậy, dù không muốn nhưng phải hi sinh bớt lợi ích của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu.

"Bài toán lợi ích này - nhà nước phải đứng ra tính, bên nào đóng góp cho quốc gia, lợi ích và thiệt hại đối với quốc gia thế nào (về mặt sản xuất, ngân sách) để có quyết định đúng đắn nhất. Tôi cho rằng tính hợp lý nghiêng về PVN”, ông Thiên nói

Theo Dân trí