Nhãn Sơn La “tấn công” nhiều thị trường xuất khẩu khó tính
70% sản lượng nhãn còn lại sẽ được tiêu thụ trong nước. Các siêu thị, trung tâm thương mại như: BigC, Hapromart, hệ thống siêu thị Vinmart, cửa hàng tiện ích Vinmart+ và hệ thống các siêu thị khác dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 3.400-3.800 tấn; ngoài ra sẽ phục vụ tiêu thụ, chế biến nội tỉnh và các thương lái mua gom để tiêu thụ thị trường trong nước.
(Ảnh minh họa) |
Ngay từ đầu năm, tỉnh Sơn La đã xác định công tác tiêu thụ, xuất khẩu nhãn phải gắn với các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu mối, có tiềm lực, kinh nghiệm và thị trường. Khâu tiêu thụ trong nước sẽ được thực hiện thông qua việc liên kết với các địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có phương án phát triển lĩnh vực chế biến nông sản, trong đó có nhãn. Tỉnh Sơn La xác định, nhãn là một trong những trái cây chủ lực của tỉnh, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.
Tại huyện Sông Mã - vùng trồng nhãn trọng điểm của tỉnh Sơn La, diện tích trồng nhãn toàn huyện năm nay là hơn 6.700 ha, sản lượng dự kiến khoảng 30.000 tấn. Xác định vụ nhãn diễn ra trong thời gian ngắn nên đòi hỏi việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ phải được chuẩn bị sớm và có kế hoạch cụ thể để tránh cho người dân lâm vào tình cảnh bị ép giá.
Hiện diện tích trồng nhãn toàn tỉnh Sơn La đang là hơn 15.000 ha. Sản lượng ước tính 73.000 tấn, tăng 10% so với năm ngoái. Vào thời điểm này, bà con đang rất phấn khởi vì vụ nhãn sớm năm nay được mùa, được giá. Công tác xúc tiến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng đã được tỉnh sẵn sàng để bước vào chính vụ trong nửa tháng nữa.
M.T
Đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản |
Gạo Việt có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ |
Logistic ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ hư hỏng và chất lượng nông sản |