Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhận diện “đội lái” trên thị trường chứng khoán (Kỳ 1)

09:40 | 16/11/2012

4,526 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Không chỉ “đội lái” liên kết lại với nhau để làm giá chứng khoán, “đội lái” còn liên kết với các môi giới chứng khoán, công ty niêm yết để thực hiện việc đánh lên hay dìm giá.

“Đội lái” chứng khoán - họ là ai?

Thao túng thị trường chứng khoán (TTCK) thường xuất hiện ở những thị trường sơ khai, mới hình thành khi mà tâm lý đám đông còn chi phối xu thế đầu tư, đồng thời hành lang pháp lý còn chưa rõ ràng, chặt chẽ.

Một nhóm các nhà đầu tư thường lợi dụng điều đó để thông đồng với nhau, tập trung vào một số mã cổ phiếu nhất định, tạo ra cung cầu ảo để thu hút các nhà đầu tư khác trên thị trường cùng tham gia mua bán mã cổ phiếu đó. Những lần tạo ra giá lên, giá xuống được gọi là sóng chứng khoán. Khi giá cổ phiếu lên cao, họ sẽ bán tháo để thu lợi nhuận.

TTCK Việt Nam sau hơn 12 năm phát triển đã bước qua giai đoạn sơ khai nhưng sự ngang nhiên làm giá cổ phiếu của nhiều đại gia chứng khoán mà dân trong ngành vẫn quen gọi là “đội lái” khiến cho thị trường mất đi sự lành mạnh vốn có, gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư cá nhân và đặt ra yêu cầu giám sát chặt chẽ hơn đối với các nhà quản lý.

Tâm lý đám đông là yếu tố “nhân hòa” giúp cho “đội lái” thực hiện tạo sóng.

Giai đoạn sôi động của TTCK trong các năm 2007-2010 cũng là thời gian mà “đội lái” chứng khoán hoạt động mạnh nhất. Nhan nhản trên các diễn đàn vietstock.vn, muare.vn, sanOTC… các thông tin gây nhiễu của “đội lái” tung ra luôn làm các nhà đầu tư chóng mặt, mất phương hướng. Diễn biến giao dịch trên bảng điện tử cho thấy, nhiều cổ phiếu nhỏ (penny) bỗng dưng tăng thẳng đứng trong cả chục phiên liên tiếp rồi sau đó lại rơi tự do là những chuyện thường ngày.

Đặc biệt, giai đoạn 2010 và nửa đầu năm 2011 được coi là năm của “đội lái”. Giai đoạn này kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn là tiền đề thuận lợi để “đội lái” tung hoành. Một số mã ưa thích như AAA, APL, HTV, MKV, DHT, VHG, AMV… đã mang lại những khoản lợi nhuận rất lớn cho “đội lái”. Đơn cử, nhìn vào đồ thị kỹ thuật của cổ phiếu Anphanam (ALP) với giá tăng trần liên tục từ 12.000 đồng/cp lên 31.000 đồng/cp rồi ngay sau đó lại rơi tự do xuống gần 10.000 đồng/cp trong khi công ty không có thông tin quan trọng nào được công bố chính thức thì mới thấy “đội lái” đã tài tình và “ăn đủ” ra sao.

Những chiêu trò làm giá chứng khoán

Không chỉ “đội lái” liên kết lại với nhau để làm giá chứng khoán, “đội lái” còn liên kết với các môi giới chứng khoán, công ty niêm yết để thực hiện việc đánh lên hay dìm giá.

Cách thức làm giá của “đội lái” được đơn giản hóa như sau:

Phân chia nhau tìm kiếm các mã cổ phiếu hội tụ đủ yếu tố “thiên thời, địa lợi” như: giá thấp, thông tin hỗ trợ không minh bạch, hoạt động trong ngành tương đối hấp dẫn, số lượng niêm yết và khối lượng giao dịch chưa cao. Đặc biệt, cổ phiếu niêm yết phải tập trung, ít bị chia tách.

Sau đó, tạo ra “nhân hòa” bằng cách tạo ra cung cầu ảo đối với mã cổ phiếu đó. Thông thường “đội lái” sẽ tìm cách thỏa thuận ngầm với ban lãnh đạo công ty, “cá mập” và các nhà đầu tư VIP nắm giữ nhiều cổ phiếu với các yêu cầu để “đội lái” thực hiện phương án tạo sóng. Ban lãnh đạo được yêu cầu đưa ra các thông tin đúng thời điểm có lợi cho phương án làm giá, trong khi “cá mập” và nhà đầu tư VIP được yêu cầu không xả hàng vào thời điểm đẩy giá lên và phối hợp tham gia đẩy giá chứng khoán. Một vài môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán uy tín cũng được đưa vào đường dây này với nhiệm vụ tung các tin đồn, tư vấn hoặc đưa ra các dự báo có lợi theo kịch bản của “đội lái”. Sự kết hợp của các nhân tố này diễn ra cực kỳ bí mật, đảm bảo không có thông tin rò rỉ ra ngoài. Chính vì vậy, cũng chỉ một số người nhất định trong “đội lái” mới được biết và thực hiện các giao dịch ngầm này.

Sau khi đã chuẩn bị đủ các yếu tố cần thiết, “đội lái” bắt đầu tạo sóng.

Đầu tiên, thực hiện các biện pháp để dìm giá xuống: Yêu cầu ban lãnh đạo công ty chuyển nhượng một số lượng cổ phiếu nhất định để làm mồi nhử. Có thể sử dụng lượng cổ phiếu được chuyển nhượng đem bán ra thị trường để dìm giá xuống thấp hơn hoặc thực hiện chiến thuật gom mua vào một ít tạo cầu ảo rồi bắt đầu dìm giá… Khi giá ở mức thích hợp bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Tập trung dìm giá cổ phiếu để gom hàng. “Đội lái” sẽ tăng cung hoặc gom cổ phiếu tùy theo thị trường nhằm chỉ cho giá đi ngang lình xình trong khu vực nhất định. Giá và khối lượng cổ phiếu cứ như vậy một thời gian khá dài đến khi đội lái tạm gom đủ hàng sẽ bắt đầu giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tập trung đẩy giá lên: “đội lái” sẽ cài người của mình lên các diễn đàn đưa các tin tốt về cổ phiếu mình đang làm giá, nếu có thông tin đưa ra từ công ty đó thì càng tốt để hút nhà đầu tư chú ý và có động thái mua vào giúp tăng cầu giảm cung.

Lên thẳng đứng sau đó rơi tự do là biểu hiện cho thấy sự dẫn dắt của "đội lái".

Do “đội lái” đã nắm giữ được lượng cổ phiếu khá lớn nên lượng cung trên sàn sẽ không còn nhiều, thêm các thông tin đã được tung ra và động thái đặt mua cổ phiếu lô lớn với giá cao liên tục đẩy giá lên trần sẽ khiến các nhà đầu tư khác đổ tiền vào mua theo. Đến khi đạt trần sẽ duy trì dư mua trần bằng cách tiếp tục đổ lệnh lớn để tạo cảm giác nhưng thực chất là cầu ảo vì biết đặt lệnh cũng không khớp. Nhiều nhà đầu tư khác thấy cổ phiếu mình lên trần sẽ xả hàng (nhưng sẽ không nhiều) hoặc tiếp tục nắm giữ nên tầm 2 ngày sau là đã hết hàng để bán.

Giai đoạn cuối cùng: xả hàng! Tâm lý nhà đầu tư là muốn mua sớm để tránh T+3 và do vậy rất muốn gom được được hàng khi nhìn thấy cổ phiếu đang “hot”. Muốn như vậy phải đặt lệnh sớm với giá trần, khi đó các “đội lái” lại bắt đầu xả dần cổ phiếu mình nắm giữ cho những người này. Cứ rải dần ra để xả khi nào đến ngày then chốt. Vào ngày then chốt thì có 2 kịch bản xảy ra: sau nhiều phiên tăng giá thì không giữ được giá dư mua trần từ đầu phiên mà chỉ còn tăng nhưng không đạt trần. Đây là tín hiệu không lành, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ lập tức bán ra ngay nhưng vẫn chậm thua đội lái một nhịp và kết thúc ngày hôm đó giá sẽ rớt thảm ở mức sàn hoặc gần sàn. Kịch bản khác, dư mua giá trần rất lớn nhưng sau đó hủy lệnh và bắt đầu xả tràn lan bất chấp giá đặt bán đưa cổ phiếu về giá sàn và dư bán không ai mua.

Kết quả, “đội lái”, các nhà đầu tư VIP hay cả nhóm lãnh đạo công ty sẽ kịp thời xả hàng và kiếm bộn tiền. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ do ăn theo nên thường vào sóng chậm nhịp, rút ra muộn hơn hoặc không kịp rút ra và mắc kẹt với lượng cổ phiếu bán không ai mua. Lợi nhuận “đội lái” kiếm được có thể lên tới 20-30% trong một tuần. Chính vì lợi nhuận “khủng” như vậy, nhiều biện pháp quản lý đã được đặt ra nhưng vẫn không làm chùn tay “đội lái”.

 “Cá mập”, “cá nhỏ” là biệt danh gọi các nhà đầu tư chứng khoán đại gia hay nhỏ lẻ.

 “Đội lái”, “đội bay” là tiếng lóng dành cho nhóm các nhà đầu tư có vốn chuyên câu kết, thông đồng với nhau để cùng đánh lên hoặc dìm giá cổ phiếu (tạo sóng) nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá.

 

Thành Trung