Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhà Trắng điện đàm với OPEC bàn về giá dầu

15:45 | 30/09/2021

445 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau khi giá dầu Brent vượt mốc 80 USD trong ngày 28/9, Nhà Trắng đã liên lạc với OPEC để thảo luận về vấn đề này, cũng như tìm hướng giải quyết để tránh tình trạng giá dầu quá cao.
Nhà Trắng điện đàm với OPEC bàn về giá dầu

Tuy nhiên, đến cuối phiên 28/9, giá dầu đã quay đầu giảm nhẹ, với dầu Brent giảm 0,6% xuống 79,09 USD/thùng, trong khi dầu WTI giảm 0,2% xuống 75,29 USD/thùng khi nhà đầu tư bán chốt lời, kết thúc 5 phiên tăng liên tiếp.

Giới phân tích nhận định rằng, đà tăng của giá dầu sẽ chưa dừng lại trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đều nóng lên khi giá điện tại châu Âu cao kỷ lục và Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu điện do giá than và khí tăng mạnh.

Chiyoki Chen, nhà phân tích của sàn giao dịch Sunward nói: "Các nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng giá sẽ còn tăng nữa do nguồn cung tại Mỹ bị gián đoạn sau các cơn bão lớn liên tiếp gây ảnh hưởng dài hơn dự kiến. Điều này lại xảy ra trùng thời điểm nhu cầu tăng lên do các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 được nới lỏng ở nhiều nơi trên thế giới nhờ tiến độ tiêm chủng vaccine".

Bên cạnh đó, áp lực về nguồn cung càng gia tăng khi các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu châu Phi là Nigeria và Angola gặp khó trong việc nâng hạn ngạch sản xuất dầu theo thỏa thuận của OPEC, do tình trạng thiếu đầu tư vào ngành dầu khí lâu nay.

Sản lượng dầu trung bình của Nigeria và Angola trong năm nay vẫn thấp hơn 276.000 thùng/ngày so với hạn ngạch trung bình của OPEC là 2,83 triệu thùng/ngày.

Được biết, các đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 vào năm ngoái đã cản trở việc cung cấp phụ tùng thay thế và hoạt động bảo trì các nhà máy sản xuất dầu mỏ tại khu vực. Trong khi đó, các công ty bị ảnh hưởng bởi việc giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua cũng hoãn các khoản đầu tư lớn, khiến Nigeria và Angola càng khó khăn hơn.

Thực trạng tăng sản lượng của các nước này đã phản ánh tình hình của một số thành viên khác trong nhóm OPEC và các đối tác (OPEC+), những nước đã hạn chế sản lượng trong năm qua để hỗ trợ giá dầu giữa bối cảnh đại dịch hạn chế nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, song hiện không thể tăng sản lượng khi các nền kinh tế phục hồi.

Thời điểm hiện tại, ngày càng có nhiều thị trường nới lỏng giãn cách xã hội sau đại dịch Covid-19, khiến nhu cầu xăng dầu tăng mạnh.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cho rằng giá LNG và than đá tăng cũng góp phần đẩy giá dầu tăng cao.

Mức độ tuân thủ thỏa thuận của OPEC+ đạt 116% trong tháng 8 Mức độ tuân thủ thỏa thuận của OPEC+ đạt 116% trong tháng 8
OPEC+ gặp khó trong việc tăng sản lượng OPEC+ gặp khó trong việc tăng sản lượng

Bình An