Nhà đầu tư “ngại” rủi ro tài chính, thu phí BOT cao tốc Bắc - Nam
Những vấn đề nói trên được đưa ra tại Hội nghị kêu gọi đầu tư dự án xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức ngày 17/5. Gần 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tham gia Hội nghị này.
Nhận diện rủi ro
Tại Hội nghị, một số nhà đầu tư thẳng thắn: Lo ngại rủi ro về chậm bàn giao mặt bằng, sự biến động của tỉ giá ngoại tệ… Cơ quan chức năng có giải pháp để giải quyêt những về vấn đề này?
Trả lời về băn khoăn của nhà đầu tư, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Nhà nước cam kết giao mặt bằng cơ bản sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án. Mức giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) được các địa phương quy định, thực hiện theo luật định. Hiện nay trong 11 dự án, đến 20/5 cơ bản các tư vấn bàn giao mốc GPMB cho địa phương thực hiện. Công tác GPMB đang được triển khai rất quyết liệt.
Hội nghị kêu gọi đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 |
Cùng thông tin về việc này, ông Nguyễn Xuân Bắc - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam - khẳng định: “Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua toàn bộ số vốn GPMB dùng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Chính phủ cũng chỉ đạo rất quyết liệt các tỉnh, thành phố có dự án đi qua triển khai đáp ứng kịp thời tiến độ đầu tư dự án. Với sự quyết liệt đó, hi vọng sau khi ký hợp đồng, mặt bằng sẽ được bàn giao đầy đủ cho nhà đầu tư. Đây là một trong những rủi ro được Chính phủ nhận diện.”.
Về bảo lãnh ngoại tệ, hiện nay pháp luật Việt Nam đã ban hành đầy đủ trong việc hướng dẫn các nhà đầu tư đến kinh doanh tại Việt Nam có quyền mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép, được chuyển phần lợi nhuận vốn cũng như nguồn thu hợp pháp về nước.
Nếu các nguồn thu bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư có thể mua ngoại tệ ở các tổ chức tín dụng được phép để chuyển về nước và Chính phủ Việt Nam luôn theo đuổi mục tiêu, chính sách duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để các nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm làm ăn tại Việt Nam.
“Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện các giải pháp để ổn định cho phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ nên các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về tỷ giá hối đoái và kết quả điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, tỷ giá được duy trì rất ổn định.” - ông Bắc nói.
Đại diện Công ty GS: Có thể xem xét gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng khi lưu lượng xe thấp hơn so với dự kiến? Chính phủ Việt Nam có xem xét thanh toán cho nhà đầu tư trong các trường hợp bất khả kháng, lỗi của nhà đầu tư hoặc Chính phủ đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ đối tác công tư (PPP), Bộ GTVT, cho biết: Lưu lượng giảm xuống, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu tính toán lại phương án thu phí, tạo ra giải pháp chia sẻ rủi ro về mặt doanh thu với các nhà đầu tư. Hiện đang giao cho hai tư vấn nghiên cứu cơ chế phù hợp với pháp luật Việt Nam. Đây là nội dung chúng tôi đã tính đến.
“Hồ sơ chính thức về công thức tính toán như nào? Mức chia sẻ rủi ro là bao nhiêu? sẽ có trong hồ sơ mời thầu. Chúng tôi cũng sẽ xin ý kiến Chính phủ và các bộ, ngành để có thể chia sẻ rủi ro cho các nhà đầu tư.” - ông Huy cho hay.
Một nhà đầu tư nước ngoài đưa ra những lo ngại khi tham gia đầu tư cao tốc Bắc - Nam |
Cũng theo Vụ trưởng PPP, theo pháp luật Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, trong trường hợp bất khả kháng, hai bên đều phải xem xét để đảm bảo những trường hợp bất khả kháng đó được giải quyết theo chiều hướng hài hòa lợi ích. Trong hồ sơ mời thầu sẽ xem xét lỗi của nhà đầu tư hay lỗi của Chính phủ cũng như trường hợp xử lý khi chính phủ đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nỗi lo tiếp diễn bài học BOT
Đại diện Tổng công ty 36: Thời gian qua, một số dự án BOT không đạt doanh thu như kỳ vọng, phải kéo dài thời gian thu phí nên phá vỡ phương án kinh doanh, phương án tài chính. Theo hợp đồng của các nhà đầu tư, phải kéo dài thời gian. Ngân hàng Nhà nước có thay đổi để phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp BOT không? Nếu tình trạng trên xảy ra trong thời gian tới, Bộ GTVT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - thông tin: Khi xây dựng phương án đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam thì kinh nghiệm đầu tư QL1 đã được nghiên cứu để có điều chỉnh chính sách cho phù hợp, tạo ra môi trường hấp dẫn đầu tư tốt hơn.
“Vấn đề không đạt doanh thu tại một số dự án, chủ yếu là do phương án doanh thu theo hợp đồng BOT trước đây không được tăng theo đúng lộ trình, do Chính phủ có nghị quyết hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Cho nên ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Đối với dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam, lộ trình tăng phí đã được quy định rõ ràng, không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng PPP. Các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thu hút đầu tư thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam.” - ông Bắc cho biết.
Chính phủ ưu tiên dự án cao tốc Bắc - Nam |
Lý giải thêm về việc này, ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Vụ PPP, Bộ GTVT - trao đổi: Trong quá trình tham gia dự án, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu. Nhà đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu kỹ điều kiện giao dịch với ngân hàng. Đây là quan hệ giao dịch dân sự.
“Về quản lý nhà nước, chúng tôi thấy có trách nhiệm cần hỗ trợ nhà đầu tư dự án BOT hụt doanh thu, để đảm bảo hiệu quả tài chính, cũng tránh các khoản vay tín dụng thành nợ xấu, ảnh hưởng đến toàn hệ thống tín dụng.
Vấn đề trên đã được báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì. Chúng tôi sẽ tổng hợp các dự án BOT sụt giảm doanh thu, đề xuất giải pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hiện đang trong quá trình tổng hợp và dự kiến tháng 6 này sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.” - ông Huy cho biết thêm.
Theo DT
Bộ Giao thông Vận tải kêu gọi đầu tư Dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam | |
Cao tốc Bắc - Nam gặp khó trong huy động vốn | |
Cao tốc Bắc - Nam: Tăng dần giá vé cho tới mốc 3.400 đồng/xe/km |
-
Thủ tướng: Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với hướng tuyến thẳng nhất có thể
-
TP HCM sẽ làm tuyến đường rộng 40m kết nối với miền Tây
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết tâm “mở đường thắng lợi”
-
Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm tại TP HCM
-
Gỡ vướng để đẩy nhanh tiến độ đoạn cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị