Người đứng đầu “nhà mạng” sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để tồn tại sim rác
Từ tháng 10/2019 thanh tra diện rộng SIM "rác" |
SIM rác phải được thu hồi hết trong tháng 9 |
Xử phạt 3 nhà mạng hơn 300 triệu đồng |
Bộ TT&TT cho biết, tính đến ngày 10/9/2019, các nhà mạng đã khóa 2 chiều hơn 2,1 triệu sim trong tổng số hơn 9 triệu sim khóa 1 chiều thuộc tập sim có dấu hiệu kích hoạt sẵn trên kênh phân phối. Số sim còn lại bao gồm các trường hợp khách hàng đã đến cập nhật lại thông tin, hoặc bị hủy do quá thời hạn sử dụng gói cước.
Người đứng đầu “nhà mạng” sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để tồn tại sim rác |
Tuy nhiên, Thanh tra Bộ TT&TT cũng thừa nhận, hiện nay, sim rác vẫn được bày bán công khai, người dân không cần giấy tờ tùy thân vẫn có thể mua để sử dụng một cách dễ dàng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh.
Và thậm chí một người, một tổ chức, doanh nghiệp có thể đăng ký thông tin cho hàng ngàn, hàng chục ngàn, thậm chí vài chục ngàn sim thuê bao điện thoại di động. Nhưng thực tế không rõ các sim này đang ở đâu, do ai đang sở hữu sử dụng.
Để ngăn chặn tình trạng mua bán, sử dụng và phát tán sim rác, tin nhắn rác, Bộ TT&TT sử dụng nhiều biện pháp “rắn”. Trước hết là ban hành văn bản chấn chỉnh các doanh nghiệp trên tinh thần người đứng đầu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu còn tồn tại sim rác. Cùng với đó, yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận dạng hình ảnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ gia tăng tính chính xác trong việc đăng ký thông tin thuê bao.
Tăng cường tính pháp lý cho việc phòng, chống tin nhắn rác, thư rác, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ TT&TT xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Dự kiến, dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ vào cuối năm 2019.
Đầu tháng 9/2019, Viettel, VNPT, MobiFone là 3 doanh nghiệp đã chính thức áp dụng ứng dụng AI trong việc đăng ký thông tin thuê bao tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.
Bộ TT&TT cũng đã hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các tiêu chí ngăn chặn các kênh phân phối sử dụng thông tin không chính danh để đăng ký thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn sim thuê bao; áp dụng các tiêu chí sàng lọc, phát hiện các sim có dấu hiệu nghi vấn kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, tiến hành các biện pháp xử lý, thu hồi.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cơ quan Bộ đã có cơ chế mới để quản lý sim rác. Theo đó, Bộ sẽ gắn trách nhiệm trong việc xử lý sim rác với Chủ tịch và Tổng giám đốc các nhà mạng. Đến lần vi phạm thứ 3, Bộ sẽ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp xử lý hành chính đối với lãnh đạo các nhà mạng.
Bộ TT&TT cũng đề ra cơ chế, nếu nhà mạng nào không xử lý được sim rác, sẽ không cấp phép dịch vụ mới cho nhà mạng đó, đặc biệt là với dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money).
Nguyễn Anh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị