Người bị tố đứng sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là ai?
Giáo sĩ Fethullah Gulen - người bị tố đứng sau âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7 |
Chính giáo sĩ 75 tuổi này từng là đồng minh của ông Erdogan, ủng hộ ông lên chức Thủ tướng và sau đó là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Fethullah Gulen là một học giả Hồi giáo nổi tiếng và có ảnh hưởng khắp Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 5 thập niên qua. Là một giáo sĩ Hồi giáo, nhưng Gulen có tư tưởng rất phóng khoáng, tin vào khoa học và tin vào sự giao lưu đối thoại giữa các tôn giáo.
Phong trào Gulen do ông đặt nền móng từ năm 1978 - đã trở thành một thế lực mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ và ngày càng bành trướng ảnh hưởng vượt ngoài biên giới, thậm chí sang cả Mỹ.
Tính từ khi ngôi trường mang tên Gulen đầu tiên ra đời năm 1982 đến nay đã có hơn 1.000 ngôi trường Gulen được lập tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ là 300 và ở Mỹ là 100 ngôi trường như thế. Các hoạt động giảng dạy của những ngôi trường này được đánh giá là "chỉ hướng đến cái tốt, cái thiện", không phải thuộc dạng thuyết giáo bạo lực như các trường học Hồi giáo của thành phần cực đoan.
Nhưng Phong trào Gulen không chỉ có hoạt động giáo dục, hay đối thoại liên tôn giáo và tranh luận xã hội, mà còn dính líu khá sâu vào chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ, những người theo phong trào Gulen hiện đang được xem là đã tạo ra một kiểu "nhà nước bên trong nhà nước".
Những người theo Gulen hiện diện không chỉ trong bộ máy hành chính, trong các cơ quan chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mà còn trong tất cả các cơ quan quyền lực nhất, như Quốc hội, quân đội, cảnh sát, tòa án… Ảnh hưởng của phong trào Gulen trong hệ thống tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho thế lực của phong trào này không ai dám thách thức.
Từ khi còn là Thủ tướng, ông Erdogan biết tất cả những chuyện làm "chướng tai gai mắt" của phong trào Gulen, nhưng ngay bản thân ông cũng muốn lợi dụng thế lực của phong trào Gulen để phục vụ mục đích thâu tóm quyền lực cho riêng mình, nên đã ngầm ủng hộ nó. Đến khi đạt mục đích khống chế được các lực lượng thế tục, ông Erdogan lại thấy phong trào Gulen không còn cần thiết nữa và muốn trấn áp nó. Hai bên sau đó liên tục tung ra các đòn nhằm quật ngã lực lượng của nhau.
Khu nhà của Gulen ở Pennsylvania, Mỹ |
Bắt đầu từ năm 1999, giáo sỹ Gulen chạy trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và di cư sang Mỹ, sau khi bị buộc tội phản quốc. Ông sống ẩn dật tại một thị trấn nhỏ có tên Saylorsburg ở Pennsylvania, cách Philadelphia khoảng 90 dặm về phía bắc.
Trước cáo buộc của Tổng thống Thổ, ông Gulen đã kịch liệt lên án "bằng ngôn từ mạnh nhất" đối với âm mưu đảo chính diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố của ông Gulen nêu rõ: "Là một người phải trải qua nhiều cuộc đảo chính quân sự trong suốt 5 thập kỷ, việc bị cáo buộc liên quan đến âm mưu như trên là một sự xúc phạm vô cùng lớn. Tôi dứt khoát bác bỏ những lời cáo buộc trên".
Trước đó, nhóm những người ủng hộ ông Gulen tại Mỹ, gọi là phong trào Hizmet cũng đã ra tuyên bố phản đối cuộc đảo chính đếm 15/7.
“Trong hơn 40 năm, Fethullah Gulen và phong trào Hizmet đã ủng hộ và chứng minh cam kết của mình đối với hòa bình và dân chủ. Chúng tôi kiên quyết lên án can thiệp quân sự vào chính trị trong nước. Đây là những giá trị cốt lõi của những người tham gia Hizmet. Chúng tôi lên án bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào chính trị trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ” – trích tuyên bố.
Hiện đã có ít nhất 750 binh sỹ thuộc các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ trên toàn quốc sau cuộc đảo chính bất thành đêm 15/7.
Ngoài ra, theo Reuters, sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, 5 tướng và 29 đại tá đã bị cách chức.
Tổng thống Thổ nói âm mưu đảo chính được dàn dựng từ Mỹ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay (16/7) tuyên bố, âm mưu đảo chính của một nhóm nhỏ lãnh đạo trong Bộ Tổng tham mưu quân đội nước này, nhằm lật đổ chính quyền của ông, đã được dàn dựng bởi một kẻ thù đang sống ở Pennsylvania, Mỹ. |
Hơn 750 binh sỹ bị bắt trong đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Đã có ít nhất 750 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giữ trên toàn quốc vì tham gia hoặc liên quan đến cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7. |
Cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra như thế nào? Vào hồi 3:00 sáng nay (giờ VN), ở Thổ Nhĩ kỳ (TNK) đã xảy ra một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ chính quyền hiện tại. Petrotimes xin tóm lược toàn bộ diễn biến của cuộc đảo chính này. |
Thế giới lên án vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Ngay sau khi xảy ra vụ đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/7, Liên Hiệp Quốc (LHQ), Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ ủng hộ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và lên án vụ đảo chính. |
Nguyên nhân đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ Cuộc đảo chính đêm 15/7 của giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ không phải là cuộc đảo chính đầu tiên ở đất nước này. Trong 50 năm qua, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất đã 3 lần tìm cách tiến hành đảo chính vào các năm 1960, 1971 và 1980. Vậy đâu là nguyên nhân mâu thuẫn giữa giới quân sự và chính phủ cầm quyền? |
Hình ảnh về cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ Từ 21h55 (giờ địa phương) ngày 15/7, quân đội Thổ đã tiến hành một cuộc đảo chính. |
Thổ Nhĩ Kỳ đã dập tắt được nỗ lực đảo chính Cuộc đảo chính của giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7 dường như đã bất thành. Người phát ngôn cơ quan tình báo Thổ tuyên bố đã kiểm soát được tình hình. |
Linh Phương
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
-
Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng xử lý quyết liệt tội phạm "tín dụng đen"