Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nghệ An: Vì sao TNGT trên QL48 liên tục giảm?

17:24 | 08/07/2011

364 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Làm cách nào để TTATGT trên tuyến được giữ vững theo hướng “bền vững”?

TNGT đang gây nhức nhối trong nhân dân và trở thành gánh nặng cho xã hội. Việc kiềm chế và đẩy lùi TNGT theo Nghị quyết 32/CP của chính phủ đang được các cấp, chính quyền địa phương và đặc biệt là ngành công an vào cuộc quyết liệt. Tuy nhiên hạn chế gia tăng TNGT tại một số địa phương chỉ là “may, rủi” chưa có tính bền vững. Thế nhưng tại Nghệ An, một tỉnh miền Trung thường xuyên đối mặt với nguy cơ gia tăng TNGT lại có một tuyến quốc lộ huyết mạch 2 năm liền TNGT đều giảm cả ba tiêu chí. Vậy làm cách nào để TTATGT trên tuyến được giữ vững theo hướng “bền vững”? Cùng nghe Trung tá Tăng Tiến Hoàng, đội trưởng đội TTKSGT 1/48- PC67 Công an tỉnh Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm.

Nếu như so sánh với 120 km quốc lộ đi qua 7 huyện miền núi đèo dốc với 12 cán bộ chiến sĩ (CBCS) của đội thì bình quân mỗi CBCS phải đảm nhận 10 km. Trong khi đó quốc lộ 48 là địa hình hiểm trở, tầm nhìn hạn chế, đường cong nhiều cộng với phương tiện quá khổ, quá tải là “điểm nóng” của Nghệ An. Để đảm bảo được TTATGT trên tuyến đơn vị đã thay đổi hoàn toàn giờ giấc giao ca, tăng cường TTKS vào giờ cao điểm, hạn chế vào giờ thấp điểm. Đặc biệt xây dựng được lộ trình tuần tra kiểm soát “khép kín” và tăng cường sử dụng phương tiện mô tô cơ động vào những vị trí có thể hình thành “điểm đen”.

Điều mà ít đơn vị khác làm được là chúng tôi luôn chủ động không bị chi phối bên ngoài trong các vụ phát hiện và xử lý, có thể nói tới 100%. Ngoài những kinh nghiệm trên thì đơn vị kiên quyết xử lý không khoan nhượng những nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng TNGT cao như sử dụng bia rượu vượt quá nồng độ cho phép, đi sai phần đường, làn đường, đè vạch, chở quá số người quy định, quá khổ cho phép và chạy quá tốc độ. Đây là một trong những kinh nghiệm xương máu mà lâu nay đơn vị vẫn duy trì. Từ đó tốc độ được khống chế, hiện tượng sử dụng bia rượu giảm hẳn.

Nếu như năm 2010 số đối tượng này bị xử lý trên 600 lượt thì 6 tháng đầu năm 2011 chỉ hơn 200 trường hợp bị xử lý. Mặt khác việc tuyên truyền, vận động người thân của họ vào cuộc cũng là một biện pháp tích cực giúp chuyển biến nhận thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Từ đó việc xử lý cứng nhắc cũng hạn chế mà lấy “nhu thắng cương” để người tham gia giao thông tự đặt mình vào khuôn khổ không cần sự giám sát của cơ quan chức năng.

Thậm chí mỗi tháng ít nhất 1 lần đơn vị còn cử người theo dõi, đến tận nhà riêng đối tượng sử dụng xe máy đi tốc độ cao, lạng lách đánh võng giúp họ hiểu hơn về ý thức tham gia giao thông của mình mà không cần biện pháp xử phạt. Nếu năm 2010 chúng tôi xử lý hơn 2 tỉ tiền nộp phạt thì riêng 6 tháng đầu năm 2011 chúng tôi đã xử lý 4386 trường hợp vi phạm, nộp vào ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ 412 triệu đồng.

Để công tác đảm bảo TTATGT đi vào nền nếp mang tính “bền vững” thì mỗi một chiến sĩ trong đơn vị vừa là một điều tra viên, vừa là tuyên truyền viên và cái chính là để người tham gia giao thông “tâm phục khẩu phục” phương pháp xử lý của mình. Nhờ đó mà trong khi nhiều địa phương, địa bàn khác gia tăng TNGT thì chúng tôi, tuyến quốc lộ 48 đã giảm TNGT cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và người bị thương). Không những 6 tháng đầu năm 2011 giảm cả 3 tiêu chí TNGT mà suốt hai năm qua đến nay chúng tôi đều giữ vững tiêu chí giảm như trên.

Xuân Bảy