Ngày xuân nói chuyện Tràng Hạt
Ngạn ngữ: Pàsakamàlà (còn gọi là Niệm châu, Tụng châu, Chú châu).
Ngày xuân nói chuyện Tràng Hạt |
Tuy chỉ là cỗ tràng hạt nhỏ bé nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa, như nguồn gốc tràng hạt, số lượng hạt tràng, chủng loại tràng hạt cũng như chất liệu tràng hạt rất đa dạng và đều có hàm ý riêng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu khái niệm sơ lược nhất về tràng hạt.
Theo sử liệu ghi chép, việc niệm tràng có thể được bắt nguồn từ giới quý tộc và hoàng thất Ấn Độ cổ đại. Đương thời tầng lớp quý tộc có thói quen thường đeo Anh lạc, nghĩa là chuỗi ngọc đeo ở cổ để trang sức, phàm nếu đeo trên đầu gọi là Anh, đeo trên thân nghĩa là Lạc, có hàm ý Vô lượng quang minh. Thời kỳ đầu của Phật giáo vẫn chưa thấy các ghi chép nhiều về việc niệm tràng. Ta có thể thấy ghi chép sớm nhất hiện nay là pho tượng Long vương quy Phật được phát hiện tại đông bắc Ấn Độ, có một pho tượng Bà la môn đeo tràng hạt, từ đó ta có thể ước đoán rằng Phật giáo bắt đầu việc sử dụng tràng hạt vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Cho đến Phật giáo thời kỳ sau, kế thừa tập tục của Ấn Độ cổ đại, niệm tràng dần dần trở thành phương tiện thân thuộc của chư Tăng Phật giáo.
Trong kinh điển Phật giáo cũng có đề cập đến khởi nguyên của niệm tràng, hầu hết đều căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật với vua Ba Lưu Ly, điều này còn được ghi chép trong kinh Mộc hoạn tử “…nhược dục diệt phiền não chướng, báo chướng giả, đương quán mộc hoạn tử nhất bách bát, dĩ thường tự tùy”.
Theo Tục cao tăng truyện quyển 30 (Đại 50,593 hạ), tổ Đạo Xước nói: “Mọi người đều lần tràng hạt, miệng cùng niệm Phật”. Qua đó ta biết được việc dùng tràng hạt niệm danh hiệu Phật có từ thời Tùy - Đường tại Trung Quốc.
Chuỗi hổ phách |
Trong kinh Đà la ni tập có ghi, niệm chú có công đức chẳng thể nghĩ bàn, nhưng niệm tràng có số hạt khác nhau thì ý nghĩa biểu trưng của nó cũng có những khác biệt.
Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam muội mà đoạn trừ 108 phiền não.
Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ tát, tức là Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập địa, Thập hồi hướng, Đẳng giác, Diệu giác… cùng với tứ thiện căn chỉ quán Tứ đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế) và 16 hành tướng tu hành.
Chuỗi 42 hạt biểu thị 42 giai vị tu hành của Bồ tát, bao gồm: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng,Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác.
Chuỗi Bồ đề tinh nguyệt |
Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 vị Hiền Thánh của Tiểu thừa tu hành Tứ hướng, Tứ quả, tức 18 bậc Hữu học của Tứ hướng Tam quả và 9 bậc Vô học của tứ quả A la hán.
Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho Thập địa, Thập Ba ba mật và Phật quả. Phật quả tức là quả vị đạt đến cảnh giới Phật.
Chuỗi 18 hạt biểu thị cho Thập bát giới, tức Lục căn, Lục trần, Lục thức.
Chuỗi 14 hạt biểu thị cho 14 pháp Vô uý của Bồ tát Quán Thế Âm.
Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, tức 108 Tam muội, cho nên cộng thành 1.080 (theo kinh Kim cương đỉnh Du già).
Về chủng loại của tràng hạt được phân chia theo chất liệu tạo thành, mỗi loại thì sẽ có công năng khác nhau, có thể tăng thêm công đức niệm Phật. Chủ yếu chất liệu để làm tràng hạt được chia làm 7 loại:
1. Thất bảo
Hàm chỉ bảy loại châu báu, hay còn gọi là Thất bảo Phật giáo, bao gồm: kim, ngân, lưu ly, san hô (xích châu), hổ phách, xà cừ, mã não.
2. Bồ đề
Chuỗi san han đỏ |
Mọi người thường lầm tưởng Bồ đề tử là quả hạt của cây Bồ đề, nhưng Bồ đề thụ trong tràng hạt là ý chỉ Kim cương Bồ đề và Pháp nhãn Bồ đề châu. Trong đó Pháp nhãn Bồ đề châu lại được chia thành 4 loại: Phượng nhãn, Long nhãn, Hổ nhãn, Tâm nhãn.
Theo các ghi chép, Bồ đề tử là loại quả của loại thực vật tên Xuyên xác, chứ không phải là quả của cây Bồ đề, quả của cây Bồ đề gọi là Kim Cương tử. Bồ đề tử cũng có nhiều loại quả khác nhau, dựa vào hoa văn mà phân chia thành: Tinh nguyệt Bồ đề, Thảo Bồ đề, Phượng nhãn Bồ đề, Long nhãn Bồ đề, ngoài ra quả được trồng ở các vùng khác nhau cũng được phân loại khác nhau, như: Thiên trúc Bồ đề, Thiên thai Bồ đề…
3. Loại khoáng vật ngọc thạch
Được chia thành thủy tinh và ngọc thạch.
Thủy tinh lại được chia thành 3 loại là loại hiển tinh, ẩn tinh và loại đặc biệt. Loại hiển tinh gồm có: thủy tinh trắng, thủy tinh vàng, thủy tinh tím, phù dung tinh, phát tinh, thủy tinh Lục u linh, trà tinh. Loại ẩn tinh gồm có mã não, ngọc tùy, đá mắt mèo, bích ngọc.
Ngọc thạch thì có nhiều loại như: bích tỷ (đá nhiệt điện), phỉ thúy, đá bồ bào, đá hắc diệu, đá thanh kim, đá lục tùng, đá thạch lựu, đá Nữ oa, Thiên châu.
4. Loại quả, hạt quả
Mộc hoạn tử, hay còn gọi là Vô hoạn tử (trong kinh Mộc hoạn tử có ghi chép về loại hạt này, có thể nói đây là chất liệu sớm nhất của tràng hạt); Kim Cương tử; Ma ni tử; Ngũ nhãn lục thông, trong Phật giáo ý chỉ: Ngũ nhãn tức nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn, chỉ có chư Phật mới có đủ Ngũ nhãn; hạt trám, hạt cà na; thái dương tử; liên tử (hạt sen).
5. Gỗ mộc
Chuỗi hổ phách (nữ hoàng) |
Chất liệu gỗ mộc dùng làm hạt tràng rất đa dạng, các loại chất liệu khác nhau sẽ phong cách và đặc trưng khác nhau. Các loại gỗ thích hợp để làm tràng hạt thường phân làm các loại sau:
Hồng mộc: được chia thành 5 họ, 8 loại. 5 họ gồm tử đàn, hoàng đàn, họ thị, nhai đậu (đại kiều mộc) và thiết đao mộc (gỗ muồng đen). 8 loại thì căn cứ vào chất liệu gỗ thương phẩm, trong đó phổ biến nhất là tử đàn, gỗ hương, sau đó tới gỗ mun, giáng hương, trắc, cẩm lai, gỗ mun sọc, muồng đen. Các loại gỗ đỏ để làm tràng hạt thường có chất liệu rắn, khít, thường có độ bóng nhuận.
Gỗ hương: bao gồm gỗ đàn hương và gỗ trầm hương. Chiên đàn chính là gỗ đàn hương, tiếng Phạn là Candana được tán tụng là Lục sắc hoàng kim. Gỗ đàn hương để làm tràng hạt chủ yếu gồm 2 loại là Chiên đàn đỏ và Chiên đàn trắng. Gỗ trầm hương có chất liệu đẹp, rất thích hợp để làm tràng hạt. Gỗ Chiên đàn trắng có mùi hương đặc biệt, nên được dùng làm gỗ tạc tượng hoặc hương liệu để cúng Phật.
Các loại gỗ khác: ngoài các loại Hồng mộc và gỗ hương nêu trên còn có một số loại gỗ cũng được dùng làm tràng hạt như: Chi Bách xanh Đài Loan (Trung Quốc), gỗ lục đạo (thuộc họ Kim ngân), bạch dương (Chi cáng lò), bách hương, gỗ tùng…
Ngoài ra các chất liệu có ý nghĩa đặc biệt như kinh cức (cây kinh), lôi kích tảo mộc (cây bị sét đánh trúng), gỗ mận gai… còn được sử dụng theo yêu cầu của Mật giáo hay Đại thừa, tính chất sử dụng đặc biệt nên rất ít được sử dụng.
6. Thực vật, thảo mộc
Gồm có cây ngải, linh thảo (tử uyển, một loài cỏ thuộc họ Cúc)…
7. Các loại chất liệu khác:
Chuỗi hắc hoàng đàn |
Xương người: Theo ghi chép, tràng hạt xương người được sự gia trì của bậc cao Tăng, nên có thể hàng phục tà ma, có năng lượng không thể tư nghì. Là Pháp khí đặc biệt của Mật Tông chỉ có ở Tây Tạng, xương của người thường không thể dùng làm tràng hạt được, mà chỉ có xương cốt của Lama. Trong đó xương ngón tay thường dùng để làm tràng hạt đếm số, phục vụ Pháp sự hoặc kết thủ ấn, còn xương My luân (đoạn giữa lông mày) là cửa để du nhập quán tưởng, hai loại này đều có tính tương quan tuyệt đối với tu hành.
Ngoài ra còn sử dụng các loại xương động vật như ngà voi, sừng trâu, xương trâu, vỏ ốc… để làm tràng hạt.
Một số vật liệu khác như tàn hương hoặc bùn (thường là tàn hương hoặc bùn trong chùa), sứ, kim loại và vật liệu nhân tạo.
Tùy thuộc vào tính chất của vật liệu mà tràng hạt có ý nghĩa khác nhau như tĩnh tâm, giúp tâm thanh tịnh, tiêu trừ tạp niệm, tăng trí tuệ, an thần, trừ tà hay tập khí… Tràng hạt được làm bằng loại chất liệu nào thì cũng là Pháp khí giúp người tu hành có thể nhất tâm trì tụng, quan trọng nhất vẫn là thành tâm niệm Phật thì mới được chư Phật, chư Bồ tát gia bị công đức.
Chuỗi ngọc lam |
Tràng hạt là Pháp khí vô cùng quan trọng của chư Tăng ni, Phật tử. Đối với phần lớn đại chúng thì việc sử dụng tràng hạt bằng chất liệu gì đi nữa cũng không có nhiều cấm kỵ hoặc yêu cầu khắt khe gì, nhưng đối người tu hành thì phương pháp tu trì, niệm tụng khác nhau thì sẽ sử dụng tràng hạt khác nhau. Trong Mật tông Phật giáo, phương pháp hành trì khác nhau thì sẽ có tràng hạt chuyên dụng để phù hợp với nghi quỹ trong kinh điển Phật giáo. Trong kinh Du già niệm châu có đề cập đến Ngũ bộ Kim Cương giới: Trung ương Phật bộ thì sử dụng tràng hạt Bồ đề tử; Đông phương Kim Cương bộ sử dụng tràng hạt Kim Cương tử; Nam phương Bảo bộ sử dụng kim, ngân…; Tây phương Liên hoa bộ sử dụng tràng hạt hoa sen; Bắc phương Yết Ma bộ thì sử dụng nhiều loại tràng hạt. Có thể quy nạp quy phạm sử dụng tràng hạt trong Mật giáo như sau:
Tu Kính ái pháp (Vàikarana): Thiện việc từ bi và hộ trì chúng sinh, phương vị tu pháp chủ yếu là Tây phương Liên hoa bộ, thích hợp với việc sử dụng tràng hạt có màu đỏ như san hô, thủy tinh tím, tử đàn…
Tu Câu triệu pháp (Àkarsani): Cầu thị tiêu trừ mọi phiền não, phương vị tu pháp chủ yếu là Bắc phương Yết ma bộ, thích hợp với việc sử dụng tràng hạt có màu đen như đá hắc diệu, lão dược sư, xương người…
Tu Hàng phục pháp (Abhicàruka): Cầu thị tiêu trừ tai nạn và nguy hiểm, phương vị tu pháp chủ yếu là Đông phương Kim cương bộ, thích hợp với việc sử dụng tràng hạt có màu đen như xà cừ, thủy tinh trắng…
Tu Tăng ích pháp (Pustica): Cầu thị tăng tài lộc và tăng trưởng phúc tuệ, phương vị tu pháp chủ yếu là Nam phương Bảo bộ, thích hợp với việc sử dụng tràng hạt có màu vàng như hổ phách, mật ong, thủy tinh vàng…
Tu Tức tai pháp (Sàntika): thích hợp sử dụng tràng hạt Phượng nhãn Bồ đề, phương vị tu pháp chủ yếu là Trung ương Phật bộ; tu Quán Âm pháp giả, thích hợp sử dụng Bồ đề tử hoặc các tràng hạt bằng thủy tinh; tu Hộ pháp giả thì sử dụng Kim Cương tử…
Những giới thiệu khái quát trên đây chúng ta có thể có cái nhìn tổng thể về tràng hạt. Kỳ vọng rằng bài viết có thể đem lại sự hiểu hiết hơn về việc niệm tràng, chọn lựa hay sử dụng tràng hạt, ngõ hầu chúng ta có thể tìm hiểu nghiên cứu trước khi sử dụng Pháp khí quý báu này
Sơn Nam
-
Bão Toraji suy yếu, tiếp tục có hai cơn bão rất mạnh gần Biển Đông
-
Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
-
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
-
Nữ cán bộ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có vai trò ngày càng quan trọng
-
Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý
- Tử vi ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ thành công mong đợi, tuổi Thân dư dả tài chính