Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngày 20/11: Uống nước nhớ nguồn

16:42 | 17/11/2011

Theo dõi PetroTimes trên
|
Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Từ thời phong kiến, người thầy đã có vị trí xã hội rất cao. Trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân – Sư – Phụ”, nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của người thầy. Người chỉ rõ: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Được coi trọng như vậy, người thầy phải đáp ứng yêu cầu rất cao của xã hội về nhân cách. Người thầy phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo. Sự gương mẫu của người thầy không phải chỉ giới hạn ở phạm vi trường học mà còn ở mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình và ngoài xã hội.

“Tôn sư trọng đạo” - một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay

Ở nước ta có nhiều bậc thầy cao quý như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu… Chính những bậc thầy như vậy đã làm rạng danh đất nước ta, dân tộc ta.

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.

Như thế, nét đẹp truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã có từ ngàn xưa và được bảo tồn cho đến ngày nay. Nét đẹp ấy đã được các thế hệ người Việt Nam chúng ta kế thừa, vun đắp, phát huy bằng những thể hiện trong các chủ trương chung cũng như trong những việc làm cụ thể thường ngày. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là dịp quan trọng để tình cảm thiêng liêng dành cho người thầy được thể hiện. Bởi vậy, vào những ngày này, khi mà ngày lễ lớn của các thầy giáo, cô giáo đến gần, các bậc phụ huynh cùng học sinh và tất cả những ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường đều hướng tới các thầy, các cô đã dạy dỗ, dìu dắt mình với những tình cảm kính yêu, trân trọng, chân thành. Những bó hoa tươi thắm, những cánh thiếp chúc mừng được chuẩn bị. Thời đi học chợt hiện về, lung linh những sắc màu kỷ niệm. Có thể nói ngày 20/11 đâu chỉ là ngày lễ của các thầy, cô mà còn là ngày hội của mỗi chúng ta bởi hầu như ai chẳng có một thời cắp sách đến trường…

Những thành tựu mà giáo dục nước ta đã đạt được cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao thế hệ nhà giáo. Nền giáo dục của chúng ta đang đổi mới mạnh mẽ. Đội ngũ một triệu giáo viên, giảng viên của cả nước với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, lực lượng và động lực to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà. Nhân ngày 20/11, xin kính gửi tới các thầy, các cô những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất. Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn.

TS.NGUYỄN DANH BÌNH