Ngành sản xuất thép đang đe dọa các mục tiêu chống biến đổi khí hậu?
Đó là phát hiện trong báo cáo mới của tổ chức nghiên cứu năng lượng Giám sát Năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor), có tiêu đề “Pedal to the metal: No time to delay steel sector decarbonization” (tạm dịch “Tăng tốc tối đa: Không còn thời gian trì hoãn quá trình phi carbon hóa trong ngành thép”). Báo cáo này dựa trên cuộc khảo sát sâu rộng đầu tiên ở tất cả các nhà máy sản xuất thép thô trên toàn cầu với công suất ít nhất một triệu tấn mỗi năm.
Khí thải từ sản xuất thép lạc hậu đang ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn cầu. |
Theo cuộc khảo sát, khoảng 60% công suất luyện thép toàn cầu sử dụng phương thức sản xuất bằng lò cao - lò oxy cơ bản (BF-BOF), phương pháp sản xuất thép thải nhiều carbon nhất với các phương án phi carbon hóa hạn chế, khó khăn và chi phí cao. Ngoài ra, hơn 3/4 công suất thép toàn cầu theo kế hoạch phát triển sử dụng phương thức BF-BOF thâm dụng than, thay vì các công nghệ thép sạch hơn như luyện thép bằng điện.
Các nhà máy thép BF-BOF thải nhiều carbon mới đang được đề xuất và xây dựng, mặc dù công suất luyện thép đã cao hơn 25% so với mức sản xuất vào năm 2019. Do mức công suất dư thừa này cùng với những tiến bộ đầy hứa hẹn trong công nghệ luyện thép ít phát thải, các nhà máy BF-BOF mới đang đối mặt với rủi ro các nhà sản xuất thép phải gánh chịu tài sản mắc kẹt lên tới 70 tỷ USD.
Báo cáo cho thấy ngành thép đang ở một thời điểm đầy rủi ro: Nếu các quốc gia và công ty không bắt đầu chuyển hướng khỏi sản xuất thép bằng BF-BOF, thế giới sẽ sa vào quỹ đạo mà ở đó các mục tiêu khí hậu quốc tế gần như không thể thực hiện được. Cần phải có những nỗ lực và đầu tư lớn hơn để đảm bảo các công nghệ thép xanh, sạch hơn có thể được đưa vào sử dụng thương mại rộng rãi trong vài thập niên tới.
“Các lộ trình khí hậu cho thấy rõ ràng rằng chúng ta cần chuyển đổi ngành thép hiện tại, từ sản xuất thép thâm dụng than sang sản xuất thép bằng lò điện”, Caitlin Swalec, nhà nghiên cứu và phân tích tại GEM, đồng thời là tác giả chính của báo cáo cho biết. "Ngành công nghiệp thép cần tăng tốc hơn nữa về phi carbon hóa”, Caitlin Swalec nhấn mạnh.
“Xây dựng thêm các lò cao chạy bằng than là một ván cược thiếu khôn ngoan cho các nhà sản xuất thép và cũng là một ván cược tệ hại cho hành tinh”, Christine Shearer, Giám đốc Chương trình than của GEM cho biết. “Công suất sản xuất thép từ than đá cũng đã vượt xa sản lượng, chúng ta không cần phải xây dựng thêm chúng nữa”.
Báo cáo cũng chỉ ra với công suất sản xuất thép toàn cầu cao hơn khoảng 25% so với sản lượng, nhiều nhà máy thép cũ và gây ô nhiễm có thể bị đóng cửa mà không làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu. Các quốc gia có tỷ lệ thừa công suất cao nhất trong tổng sản lượng năm 2020 là 27 nước EU và Anh với 26,6%, Nhật Bản 23,7%, Mỹ 20,0% và Trung Quốc với khoảng 13,5% đến 20,0%.
Tùng Dương
Ngành thép chờ cú hích từ đầu tư công | |
Đa phần vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến sắt thép | |
Dư thừa nguồn cung, thiếu hụt năng lượng |
-
Thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại đô thị lớn
-
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
Vì sao mưa lũ ngày càng nghiêm trọng?
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên