Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngành dầu khí Nga sẽ suy giảm trong tương lai?

10:20 | 23/06/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo The Economist, Nga sở hữu 1/4 trữ lượng khí đốt toàn cầu và hơn 5% trữ lượng dầu thô của thế giới nên kinh tế nước này từ lâu đã bị chi phối bởi lĩnh vực xuất khẩu năng lượng. Khi Mỹ/phương Tây ngày càng cô lập Nga vì chiến sự tại Ukraine, câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với ngành công nghiệp dầu khí của nước này. Các đối tác nước ngoài chủ chốt như BP, Shell và ExxonMobil đang rút khỏi Nga. Các công ty dịch vụ dầu mỏ quốc tế ngừng đầu tư vào Nga và nhiều khách hàng từ chối mua dầu thô của Nga.
Ngành dầu khí Nga sẽ suy giảm trong tương lai?
Giàn khai thác dầu Priraznomnaya của Gazprom Neft ở Bắc cực. Ảnh: Gazprom Neft.

Tuy nhiên, dòng khí đốt của Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu sang châu Âu. Sản lượng khai thác dầu tuy ghi nhận giảm trong tháng 3 và tháng 4, song chưa bị “sụp đổ”. Các nhà phân tích của The Economist cho rằng, ngay cả khi các công ty năng lượng của Nga có thể tiếp tục sản xuất thì thị trường xuất khẩu của họ sẽ bị thu hẹp, khả năng tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm bị hạn chế và nhu cầu cấp thiết chuyển hướng đầu tư cơ sở hạ tầng sang châu Á. Điều này dẫn đến nguy cơ ngành dầu khí Nga bị suy thoái lâu dài.

Các chuyên gia dầu khí Wood Mackenzie cho biết, sản lượng khai thác dầu của Nga có thể tăng nếu mọi thứ diễn ra như bình thường, song thực tế cho thấy, kế hoạch tăng sản lượng sẽ gặp nhiều khó khăn. Các công ty năng lượng lớn nhất của Nga nổi lên vào đầu những năm 1990 (sau khi Liên Xô sụp đổ). Tập đoàn dầu khí Rosneft thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập vào năm 1993. Với sự hỗ trợ của chính quyền Nga, Rosneft đã dần sáp nhập các tài sản của những đối thủ cạnh tranh, giúp tập đoàn này trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất, chiếm 40% sản lượng dầu thô của Nga. Tập đoàn dầu khí lớn thứ hai là Lukoil, được thành lập bởi sự hợp nhất của ba doanh nghiệp nhà nước vào năm 1991 bởi cựu Phó Thủ tướng Vagit Alekperov. Tập đoàn dầu khí Gazprom là một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường khí đốt toàn cầu. Trong năm 2021, sản lượng khí đốt của hãng là 540 tỷ m3, nhiều hơn cả BP, Shell, Chevron, ExxonMobil và tập đoàn Saudi Aramco cộng lại. Trước chiến sự tại Ukraine, Rosneft và Gazprom đang phát triển các cơ sở tài nguyên ở khu vực Bắc Cực và Viễn Đông cùng với một số đối tác lớn như BP và Shell. Tuy nhiên, hai tập đoàn dầu khí trên cùng với Lukoil tập trung hoạt động chính của mình tại khu vực Tây Siberia và vùng Volga-Ural, nơi có sự tham gia tối thiểu của nước ngoài. Những tập đoàn này có một danh mục lớn các cơ sở tài nguyên và có thể bắt đầu triển khai các dự án dầu khí mới.

Theo các chuyên gia dầu khí của Wood Mackenzie, các công ty dầu khí Nga nói chung đều bước vào cuộc khủng hoảng trong tình trạng sức khỏe tài chính khá tốt với ít nợ và chi phí sản xuất thấp. Kết quả là, ngay cả khi dầu Urals được giao dịch rẻ hơn từ 20 - 30 USD/thùng so với dầu Brent, các nhà sản xuất Nga vẫn thu được lợi nhuận đáng kể.

Kết thúc năm 2021, Rosneft báo cáo lợi nhuận ròng đạt tới 11,7 tỷ USD, trong khi lợi nhuận ròng của Gazprom đạt mức kỷ lục 29 tỷ USD. Khi doanh thu tăng, Rosneft và Gazprom đầu tư mạnh vào phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí trong nước, đặc biệt là sau khi EU và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga năm 2014. Theo một số nguồn tin, đến cuối năm 2022, công ty dịch vụ dầu mỏ của Rosneft đã sở hữu 344 giàn khoan. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu khí của Nga thiếu khả năng tiến hành các công nghệ, kỹ thuật phức tạp cần thiết để bắt đầu phát triển những mỏ mới, đặc biệt là ở những khu vực xa xôi như biển Barents.

Một số chuyên gia tại Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (Anh) cho biết, các công ty dịch vụ dầu khí của Nga có thể tự chủ nhiều thiết bị, nhưng họ chưa thể tự chủ về phần mềm phân tích. Do đó, các đại dự án như Vostok Oil của Rosneft, được hỗ trợ bởi các công ty thương mại lớn như Trafigura và Vitol, ít có khả năng đạt được tiến độ đề ra. Cựu Chủ tịch của Lukoil Alekperov cho biết, việc ngừng đầu tư mới của các công ty dịch vụ dầu mỏ quốc tế lớn vào Nga là một đòn giáng mạnh. Tuy nhiên, ông Alekperov phủ nhận những lo ngại về tương lai của ngành dầu khí Nga và cho rằng, Nga có những công nghệ đạt chất lượng của riêng mình.

Không đồng tình với ý kiến của Alekperov, các nhà phân tích đánh giá, triển vọng của ngành dầu khí Nga phụ thuộc không quá nhiều vào khả năng tiếp tục khai thác của các công ty mà vào việc sản phẩm của họ có thị trường đầu ra hay không. Thị trường EU vốn chiếm hơn một nửa sản lượng xuất khẩu dầu của Nga trong năm 2021 đã quyết định cấm nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển vào cuối năm nay và dự kiến loại bỏ hoàn toàn nguồn cung khí đốt Nga vào năm 2027.

Sự tẩy chay ngày càng tăng đối với hàng xuất khẩu của nga đã bắt đầu ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. Theo công ty phân tích thị trường OilX, sản lượng khai thác dầu của Nga trong tháng 4 đã đạt 10,05 triệu bpd, giảm mạnh so với mức 11,01 triệu bpd của tháng trước đó.

Cũng trong tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã cảnh báo rằng, sản lượng khai thác dầu của Nga có thể giảm 17% trong năm 2022, tương đương khoảng 2 triệu bpd. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga A. Novak lại bày tỏ lạc quan hơn khi nói với báo chí Nga rằng, sản lượng khai thác của Nga đã tăng khoảng 200.000-300.000 bpd và sẽ phục hồi hoàn toàn trong tháng 6.

Một số chuyên gia tại Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga cho biết, ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này đang hy vọng sẽ chuyển hướng cung cấp dầu thô từ châu Âu sang các nước khác. Lượng dầu này sẽ đến Ấn Độ, Trung Quốc và một số thị trường tiêu thụ năng động. Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, Ấn Độ đã tăng đáng kể nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển và Trung Quốc cũng dự kiến sẽ tăng nhập khẩu khí sau thời gian kiểm soát dịch Covid-19 chặt chẽ.

Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố rằng, sau khi các công ty phương Tây rời đi thì các công ty Trung Quốc sẽ nhanh chóng mua lại các tài sản dầu khí, cho đến nay, chưa có thỏa thuận mới nào được ký kết. Theo các chuyên gia của Wood Mackenzie, các công ty Trung Quốc có thể hoãn lại việc đầu tư vào các dự án của Nga vì có khả năng sẽ có ít khách hàng mua dầu của Nga trong tương lai. Việc chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang châu Á của Nga sẽ là một quá trình khó khăn. Vận tải bằng đường biển vẫn là kênh xuất khẩu chủ lực của nước này. Ngoài ra, các hạn chế mới có thể được phía EU và Anh áp dụng nhằm vào việc bảo hiểm đội tàu chở dầu của Nga. Phía Wood Mackenzie nhận định, Nga hoàn toàn có khả năng thực hiện các bước để chuyển hướng sản xuất sang Trung Quốc, nhưng họ sẽ phải trả giá đắt. Phía Trung Quốc không sẵn sàng chịu một phần chi phí xây dựng các đường ống dẫn năng lượng mới từ Nga.

Đối với Gazprom, tình hình sẽ khó khăn hơn vì hầu hết cơ sở hạ tầng khí đốt của tập đoàn này đều hướng đến châu Âu, đồng thời đường ống kết nối các cơ sở tài nguyên chính ở phía tây với phía đông và xa hơn là Trung Quốc vẫn chưa được xây dựng. Trong tháng 2 vừa qua, các công ty dầu khí của Nga và Trung Quốc đã ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc với thời hạn 30 năm, thông qua tuyến đường ống dẫn khí dài 2.600 km, nối các mỏ khí đốt trên bán đảo Yamal (hiện đang cung cấp cho châu Âu). Tuyến đường ống có tên gọi là Power of Siberia 2, hiện mới trong giai đoạn thiết kế, chưa được xây dựng.

Về mặt lý thuyết, Gazprom có thể hóa lỏng nhiều khí đốt hơn nữa để xuất khẩu bằng đường biển. Tuy nhiên, mục tiêu cung cấp 20% sản lượng LNG toàn cầu của Nga, bằng cách tăng sản lượng từ 30 triệu tấn/năm lên ít nhất 120 triệu tấn/năm vào năm 2035 là rất khó đạt được. Các lệnh trừng phạt của châu Âu cấm cung cấp các thiết bị và công nghệ hóa lỏng khí đốt cho Nga. Do đó, sự thành công của một số dự án LNG như Arctic LNG-2 của Novatek và Baltic LNG của Gazprom sẽ phụ thuộc vào tình hình cấm vận. Các chuyên gia của Viện nghiên cứu năng lượng Oxford cho biết, sẽ mất nhiều năm để các công nghệ chính của Nga có thể thay thế các công nghệ LNG của châu Âu. Do đó, tương lai chiến lược LNG của Nga sẽ là một dấu hỏi lớn.

Tiến Thắng