Ngân hàng phải chi thêm tiền để xử lý nợ xấu
Điểm quan trọng nhất của Thông tư số 02 là việc bổ sung các loại tài sản có rủi ro buộc phải trích lập dự phòng. Thay vì các khoản cho vay đơn thuần hiện nay thì các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng với các khoản mua và ủy thác mua trái phiếu chưa niêm yết, tiền gửi liên ngân hàng trừ tiền gửi thanh toán và các khoản tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
Theo đánh giá của giới chuyên gia thì đây là khoản tiền không hề nhỏ và nếu số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng, thậm chí là hàng trăm tỉ đồng hiện đang nằm trong Quỹ Dự phòng rủi ro được huy động để xử lý thì mức độ nợ xấu sẽ giảm mạnh.
“Thông tư 02 có thể xem là quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định xử lý nợ xấu” – một chuyên gia cho biết.
Ngoài ra, cũng có một thực tế vốn đã được đề cập từ lâu là việc tăng trích lập dự phòng sẽ dẫn tới việc các ngân hàng phát sinh thêm chi phí, làm giảm một phần lợi nhuận hoặc buộc phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp.
Như Petrotimes nhiều lần phản ánh, thời gian vừa qua, câu chuyện nợ xấu của nền kinh tế nói chung và nợ xấu ngân hàng nói riêng được đề cập tới khá nhiều và dù nó không phải là vấn đề mới mà đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, do nền kinh tế khó khăn cùng với nhiều vấn đề nội tại của ngân hàng đã tạo nên sự cộng hưởng đẩy nợ xấu lên mức nghiêm trọng như những gì các cơ quan chức năng và truyền thông đã nêu, phản ánh thời gian qua.
Chính vì tính chất và mức độ cộng hưởng trên là rất cao mà trong suốt thời gian qua, câu chuyện nợ xấu, giải quyết nợ xấu… đã trở thành tâm điểm và được xác định là một trong những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của nền kinh tế trong những năm tiếp theo.
Thông tư 02/2013/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2013.
Hoàng Hương
-
Lo lắng khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu
-
“Cú hích” cho xử lý nợ xấu
-
HoREA kiến nghị gì để ngân hàng xử lý nợ xấu bất động sản nhanh hơn?
-
Yêu cầu giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cổ phần hóa Agribank
-
Giải pháp xử lý nợ xấu cần hạn chế rủi ro để dòng vốn sử dụng đúng mục đích, lành mạnh, đạt hiệu quả cho nền kinh tế
-
Xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc
-
Giá dầu hôm nay (22/10): Dầu thô giảm trong phiên
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công