Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngân hàng “khổ” với xử lý tài sản thế chấp

14:23 | 23/08/2014

2,519 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Quy định về xử lý tài sản thế chấp quá nhiêu khê, phức tạp là nỗi ám ảnh lâu nay của các ngân hàng. Đặc biệt, khi tình hình kinh tế khó khăn thì các ngân hàng lại gian nan hơn ở khâu “đòi nợ”. Về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Lãng - Phó giám đốc Khối Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank).

PV: Nhiều ngân hàng than phiền về việc khó khăn trong xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ vì phải thông qua tòa án, thời gian kéo dài và chưa chắc có thể giải quyết được? Nhận định của ông về tình trạng này như thế nào?

Ông Phan Văn Lãng: Đây là tình trạng phổ biến trong hoạt động xử lý nợ của các ngân hàng hiện nay. Mặc dù pháp luật đã quy định khá rõ ràng và đầy đủ về việc xử lý tài sản bảo đảm, các quyền lợi, nghĩa vụ của ngân hàng và bên vay trong hợp đồng bảo đảm. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm được xử lý theo nhiều phương thức, trong đó theo thỏa thuận giữa các bên đã quy định cụ thể trong hợp đồng là phương thức được ưu tiên nhất. Trường hợp, không thỏa thuận được thì tài sản đảm bảo được bán đấu giá theo quy định của pháp luật, nhưng để phát mại được tài sản đòi hỏi nhiều thủ tục và cần có sự hợp tác của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp khách hàng hợp tác rất ít.

Khi khách hàng không hợp tác, không thể thu giữ tài sản thì các ngân hàng đều phải khởi kiện khách ra TAND có thẩm quyền. Phần lớn các vụ kiện, ngân hàng sẽ thắng bởi tài sản thế chấp đã được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ. Nhưng quá trình này thường kéo dài, có khi tới cả năm. Đến khi bản án có hiệu lực của tòa án thì việc phát mại tài sản lại vướng vào quá trình thi hành án. Rất nhiều khoản phát mại tài sản của ngân hàng mất vài năm là chuyện bình thường. Đấy là chưa kể các trường hợp chủ tài sản chết, bỏ trốn, doanh nghiệp phá sản, tài sản bảo đảm bị tẩu tán… thì thời gian xử lý còn lâu hơn, thậm chí không thể xử lý được.

Ông Phan Văn Lãng, Phó giám đốc Khối Xử lý nợ PVcomBank

PV: Theo ông, quy định này ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu ngân hàng?

Ông Phan Văn Lãng: Việc xử lý tài sản bảo đảm bị chậm ảnh hưởng rất lớn tới nợ xấu của ngân hàng như làm tăng chi phí hoạt động trong quá trình thu hồi nợ. Để thu hồi được một khoản nợ xấu, ngân hàng tốn rất nhiều thời gian, nhân sự, chi phí tìm kiếm (trong trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản bị tẩu tán, bán bất hợp pháp), trông coi, bảo vệ, quản lý tài sản, kéo theo tăng chi phí làm giảm lợi nhuận, thậm chí thâm hụt nhiều vào giá trị khoản vay cần thu hồi.

Ngoài ra, rất nhiều các tài sản bảo đảm sẽ bị sụt giảm giá trị nghiêm trọng nếu việc phát mại bị dây dưa, như hàng hóa lưu kho (sắt thép, hàng thủy sản, nông sản…), nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…, sau khi bán đã không đủ để bù đắp cho khoản vay và lãi phát sinh. Do đó, thời gian xử lý nợ quá chậm dẫn tới làm tăng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng. Ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, từ đó dẫn tới lợi nhuận giảm sút cũng như ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh khác. Trong một số trường hợp nhất định, cũng tạo điều kiện cho chủ tài sản có các hành vi chây ỳ trả nợ, tẩu tán tài sản.

PV: Vậy theo ông cần đổi mới quy trình xử lý tài sản thế chấp như thế nào?

Ông Phan Văn Lãng: Về quy định pháp luật, nên coi quyền được chủ động xử lý tài sản bảo đảm là một quyền đương nhiên của ngân hàng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có trách nhiệm hỗ trợ hoặc can thiệp khi có đề nghị từ phía ngân hàng như quy định tại một số nước phát triển hiện nay (Mỹ, Nhật, Pháp...). Tránh tình trạng như hiện nay, việc xử lý tài sản phải thông qua rất nhiều các cơ quan nhà nước (tòa án, thi hành án, công an…).

Đồng thời, cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Nhằm cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự và các nghị định hướng dẫn liên quan về giao dịch bảo đảm. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có một cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm rút ngắn thời gian cũng như rủi ro trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Tránh tình trạng các quy định pháp luật còn nhiều hạn chế như hiện nay.

Về việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là tòa án, thi hành án cần có thiện chí, làm hết trách nhiệm theo quy định của pháp luật, tránh kéo dài thời gian một cách vô lý gây khó khăn cho ngân hàng trong các vụ kiện, thi hành án.

Khách hàng thực hiện giao dịch tại PVcomBank

PV: Một điều nữa là Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) mới đây đưa ra quy định bên thế chấp được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn đối tượng tài sản thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Điều này, khiến các ngân hàng lo ngại tài sản khách hàng thế chấp sẽ dễ bị tẩu tán. Ông có nhận định gì về quy định này?

Ông Phan Văn Lãng: Với tư cách là chuyên gia xử lý nợ trong hệ thống ngân hàng, tôi đồng ý với quan điểm của một số ngân hàng cho rằng nếu quy định này chính thức có hiệu lực thì đây có thể coi là một dạng “hợp pháp hóa” “vẽ đường” cho việc tẩu tán tài sản của bên bảo đảm. Quy định tại khoản 3, điều 297 của dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi có ghi: bên thế chấp được “bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn đối tượng của quyền thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp”. Theo đó, bên thế chấp được toàn quyền định đoạt tài sản mà không cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp (là ngân hàng). Như vậy, ý nghĩa của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của tài sản bảo đảm không còn nhiều giá trị.

Mặt khác, quy định này vô tình khuyến khích bên thế chấp câu kết với các bên khác để tẩu tán tài sản thông qua các giao dịch mua bán, tặng cho… giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ bảo đảm với ngân hàng. Khi khoản nợ không còn tài sản bảo đảm, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ bị hạn chế khả năng thu hồi đủ khoản nợ.

Hiện nay, đa số các ngân hàng đều không hạn chế các quyền của bên thế chấp trong việc phối hợp, chủ động định đoạt đối với tài sản thế chấp để thu hồi nợ, tương tự như trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi. Tuy nhiên, việc này phải có ý kiến “chấp thuận” của ngân hàng. Tức là các bên cùng đồng thuận, cùng thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên. Còn như dự thảo thì ngân hàng sẽ mất đi sự giám sát, kiểm soát rủi ro cho khoản vay, dự nợ mà ngân hàng đã cho vay.

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo các quy định hiện nay đã gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài như đã phân tích ở trên. Nếu lại thêm quy định như dự thảo Bộ luật Dân sự, thì ngân hàng lại càng khó khăn hơn nữa. Hệ lụy tiếp theo là ngân hàng sẽ rất thận trọng trong quá trình cho vay dẫn tới giảm tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nói chung.

Mai Phương

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,500 83,500
AVPL/SJC HCM 81,500 83,500
AVPL/SJC ĐN 81,500 83,500
Nguyên liệu 9999 - HN 81,900 ▲1350K 82,150 ▲1300K
Nguyên liệu 999 - HN 81,800 ▲1350K 82,050 ▲1300K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,500 83,500
Cập nhật: 25/09/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 81.900 ▲1200K 82.950 ▲1300K
TPHCM - SJC 81.500 83.500
Hà Nội - PNJ 81.900 ▲1200K 82.950 ▲1300K
Hà Nội - SJC 81.500 83.500
Đà Nẵng - PNJ 81.900 ▲1200K 82.950 ▲1300K
Đà Nẵng - SJC 81.500 83.500
Miền Tây - PNJ 81.900 ▲1200K 82.950 ▲1300K
Miền Tây - SJC 81.500 83.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 81.900 ▲1200K 82.950 ▲1300K
Giá vàng nữ trang - SJC 81.500 83.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 81.900 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - SJC 81.500 83.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 81.900 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 81.800 ▲1200K 82.600 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 81.720 ▲1200K 82.520 ▲1200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 80.870 ▲1180K 81.870 ▲1180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 75.260 ▲1100K 75.760 ▲1100K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 60.700 ▲900K 62.100 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 54.920 ▲820K 56.320 ▲820K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 52.440 ▲780K 53.840 ▲780K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 49.140 ▲740K 50.540 ▲740K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 47.070 ▲700K 48.470 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.110 ▲500K 34.510 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 29.730 ▲450K 31.130 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.010 ▲400K 27.410 ▲400K
Cập nhật: 25/09/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,085 ▲140K 8,260 ▲140K
Trang sức 99.9 8,075 ▲140K 8,250 ▲140K
NL 99.99 8,120 ▲140K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 8,120 ▲140K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,190 ▲140K 8,300 ▲140K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,190 ▲140K 8,300 ▲140K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,190 ▲140K 8,300 ▲140K
Miếng SJC Thái Bình 8,150 8,350
Miếng SJC Nghệ An 8,150 8,350
Miếng SJC Hà Nội 8,150 8,350
Cập nhật: 25/09/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,500 83,500
SJC 5c 81,500 83,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,500 83,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 80,800 ▲800K 82,300 ▲1000K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 80,800 ▲800K 82,400 ▲1000K
Nữ Trang 99.99% 80,700 ▲800K 82,000 ▲1100K
Nữ Trang 99% 79,188 ▲1089K 81,188 ▲1089K
Nữ Trang 68% 53,416 ▲748K 55,916 ▲748K
Nữ Trang 41.7% 31,847 ▲458K 34,347 ▲458K
Cập nhật: 25/09/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,479.78 16,646.24 17,181.17
CAD 17,843.63 18,023.87 18,603.07
CHF 28,335.79 28,622.01 29,541.78
CNY 3,428.08 3,462.70 3,574.52
DKK - 3,619.28 3,758.07
EUR 26,790.12 27,060.72 28,260.53
GBP 32,044.68 32,368.36 33,408.52
HKD 3,075.86 3,106.93 3,206.77
INR - 293.32 305.06
JPY 164.74 166.41 174.33
KRW 15.98 17.75 19.26
KWD - 80,337.52 83,553.68
MYR - 5,873.63 6,002.05
NOK - 2,308.91 2,407.06
RUB - 253.14 280.25
SAR - 6,533.47 6,795.03
SEK - 2,382.63 2,483.92
SGD 18,646.43 18,834.78 19,440.04
THB 664.42 738.24 766.55
USD 24,380.00 24,410.00 24,750.00
Cập nhật: 25/09/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,380.00 24,400.00 24,740.00
EUR 26,955.00 27,063.00 28,183.00
GBP 32,350.00 32,480.00 33,477.00
HKD 3,093.00 3,105.00 3,209.00
CHF 28,633.00 28,748.00 29,648.00
JPY 167.21 167.88 175.66
AUD 16,626.00 16,693.00 17,205.00
SGD 18,797.00 18,872.00 19,435.00
THB 733.00 736.00 770.00
CAD 17,959.00 18,031.00 18,584.00
NZD 15,356.00 15,867.00
KRW 17.71 19.56
Cập nhật: 25/09/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24400 24400 24780
AUD 16608 16658 17261
CAD 18003 18053 18604
CHF 28607 28707 29310
CNY 0 3465.5 0
CZK 0 1044 0
DKK 0 3663 0
EUR 27156 27206 28009
GBP 32534 32584 33342
HKD 0 3155 0
JPY 167.49 167.99 174.53
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.023 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2317 0
NZD 0 15326 0
PHP 0 417 0
SEK 0 2405 0
SGD 18835 18885 19536
THB 0 711.8 0
TWD 0 768 0
XAU 8100000 8100000 8350000
XBJ 7700000 7700000 8100000
Cập nhật: 25/09/2024 20:00