Nga sẵn sàng cho cựu sĩ quan CIA tị nạn chính trị
>> Nhà Trắng đối phó vụ bê bối làm rung chuyển nước Mỹ như thế nào?
Edward Snowden (phải) được cho là “có liên lạc gián tiếp” với nhà sáng lập tổ chức WikiLeaks Julian Assange
Tại Hong Kong, cuộc truy tìm tông tích người tiết lộ cho báo chí biết về kế hoạch theo dõi thường dân của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đang diễn ra sôi nổi. Snowden đã rời khách sạn hôm 10/6/2013, nhưng đi đâu thì chưa ai biết, cũng như là khả năng sắp tới đây anh có thể làm gì, tự bảo vệ ra sao.
Nhân vật mà tờ báo lớn tại Hong Kong South China Morning Post gọi là “‘kẻ bị truy lùng rốt ráo nhất thế giới” hiện đang ở đâu? Báo chí Hong Kong chút nữa là đã tìm được Snowden ở khách sạn Mira vào trưa 10/6. Khi đến nơi thì được biết là anh ta đã trả tiền phòng ngay từ buổi sáng.
Hiện thời, Snowden chưa bị cảnh sát truy nã vì anh đã vào Hong Kong một cách hợp lệ, không bị kết án về bất kỳ tội gì ở Hong Kong cũng như ở nơi khác. Chính trị gia Regina Ip của Hong Kong đã khẩn khoản yêu cầu Snowden rời khỏi nước này. “Chúng tôi đã có thỏa thuận song phương với Mỹ và có bổn phận phải tuân theo những quy định này”.
Mỹ và Hong Kong đã ký hiệp ước dẫn độ vào năm 1996, một năm trước khi Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc. Hiệp ước này cho phép trao đổi nghi phạm hình sự theo một quy trình chính thức có thể liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Hiệp ước có hiệu lực vào năm 1998 và theo đó, chính quyền Hong Kong có thể giữ Snowden trong vòng 60 ngày cho đến khi có yêu cầu dẫn độ từ Mỹ.
Snowden cho biết anh lựa chọn Hong Kong vì tin rằng đây là nơi có truyền thống tự do ngôn luận mạnh mẽ. Phóng viên Ewen MacAskill của Guardian, người thực hiện cuộc phỏng vấn với Snowden, tin là anh vẫn ở Hong Kong. “Anh ta muốn xin tị nạn tại một quốc gia thân thiện nhưng tôi không chắc là điều đó có thể thực hiện được hay không”- phóng viên Ewen MacAskill cho biết.
Dmitry Peskov, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, khẳng định Nga sẵn sàng cho Snowden tị nạn chính trị
Snowden bày tỏ ý muốn xin tị nạn tại Iceland, đất nước được anh xem là có mức độ tự do Internet cao. Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan di trú của Iceland, ông Kristin Volundardottir, cho biết vẫn chưa nhận được đơn xin tị nạn nào từ Snowden.
Nếu ý định của anh là xin tỵ nạn chính trị tại Iceland, thì cần phải làm thủ tục tại lãnh sự quán Phần Lan, đại diện tại Hong Kong cho Iceland. Snowden cũng có thể xin quy chế tỵ nạn nơi Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc.
Nhân vật này cũng có thể đợi đến lúc Mỹ chính thức yêu cầu cho dẫn độ mình. Trong việc này thì Snowden cũng có những luận cứ để tự bảo vệ: Trước hết là tính chất chính trị của vụ việc, do đó có thể vô hiệu hóa yêu cầu dẫn độ. Vào khi ấy phải nhờ đến nhiều cơ chế tư pháp khác nhau và thủ tục sẽ mất nhiều thời gian.
Tại Mỹ, các đại biểu Quốc hội đang gia tăng sức ép để chính quyền Mỹ đòi cho dẫn độ Edward Snowden về nước. Thượng nghị sĩ Dianne Feínstein, chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện đã lên án hành động phản bội của Snowden và đòi phải dẫn độ càng nhanh càng tốt. Trả lời báo chí, bà cho biết là các bộ tại Mỹ đều nỗ lực trong chiều hướng này.
Trả lời AFP, Thượng nghị sĩ Bill Nelson cũng kêu gọi phải dẫn độ Snowden, vì không thể nào bảo đảm an ninh quốc gia nếu bí mật về phương thức hoạt động tình báo không được giữ kín.
Theo giới quan sát, nếu Washington đưa ra yêu cầu cho dẫn độ Snowden thì có thể bị Bắc Kinh ngăn chặn. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, thỏa thuận cho dẫn độ giữa Mỹ và Hong Kong vẫn còn hiệu lực và từng được sử dụng thời gian qua.
Riêng Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét đơn xin tỵ nạn của Snowden. Trả lời tờ báo Nga Kommersant, phát ngôn viên Điện Kremly, Dmitry Peskov, khẳng định: “Nếu có đơn xin tỵ nạn của Snowden trong tay thì chúng tôi sẽ xem xét”. Một thành viên của Duma Quốc gia (Hạ viện) về chính sách thông tin, ông Robert Schlegel nói rằng Matxcơva nên xem xét phương án như vậy.
Snowden, được xem là “có liên lạc gián tiếp” với nhà sáng lập tổ chức WikiLeaks Julian Assange, đã xuất hiện trước công chúng trong một đoạn phim được công bố vào ngày 9/6.
Th.Long (Theo AFP)
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới
-
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
-
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí