Nga có thể thay đổi kế hoạch sản lượng vào tháng tới
Kết quả mới nhất của kỳ họp Uỷ ban OPEC+ |
Dầu có thể đạt 100 USD/thùng khi OPEC+ tiếp tục cắt giảm nguồn cung |
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak |
Phát biểu của ông Novak được đưa ra khi Ủy ban Kỹ thuật OPEC+ gồm các nhà khai thác dầu hàng đầu triệu tập trực tuyến vào thứ Tư 4/10 để xem xét chính sách của nhóm.
Bốn nguồn tin của OPEC+ nói với Reuters vào tuần trước, nhóm này khó có thể điều chỉnh chính sách sản lượng dầu hiện tại khi Ủy ban họp vào thứ Tư 4/10.
Ả Rập Xê-út, nhà khai thác dầu hàng đầu thế giới, cũng cho biết hôm thứ Tư 4/10, họ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày trong tháng 11 và cho đến cuối tháng 12/2023.
Ông Novak cho biết Nga sẽ tiếp tục cắt giảm xuất khẩu tự nguyện 300.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 12/2023, như đã thông báo trước đó.
Về sản lượng, ông cho biết: “Tháng tới, Nga sẽ tiến hành một cuộc phân tích thị trường để đưa ra quyết định về việc nên giảm sâu hay tăng sản lượng dầu”.
"Điều này sẽ bổ sung cho mức giảm tự nguyện được Nga công bố trước đó vào tháng 4/2023, sẽ kéo dài đến cuối tháng 12/2024."
Ông Novak nhắc lại việc cắt giảm tự nguyện bổ sung của Nga nhằm mục đích củng cố nỗ lực của các nước OPEC+ nhằm duy trì sự ổn định và cân bằng trên thị trường dầu mỏ.
Mức giảm 500.000 thùng/ngày chiếm khoảng 5% tổng sản lượng dầu của Nga. Quốc gia này đã tạm hoãn công bố dữ liệu chính thức về sản lượng dầu cho đến tháng 4/2024.
Bộ trưởng Năng lượng Nikolai Shulginov cho biết vào tháng trước, sản lượng dầu của Nga dự kiến giảm 1,5% xuống còn 527 triệu tấn (10,54 triệu thùng/ngày) trong năm nay từ mức 535 triệu tấn vào năm 2022.
Yến Anh
Reuters
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo