Nếu xảy ra lún đường, trách nhiệm thuộc về ai ?
>> Đường vành đai 3 trên cao xuất hiện vết lún kéo dài
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng yêu cầu các đơn vị liên quan phải thực hiện đúng quy định về độ chặt đầm nén. Ngoài ra, các đơn vị liên quan trực tiếp đến việc thi công các công trình giao thông đường bộ cần xem xét áp dụng độ chặt đầm nén nền đường và cấp phối đá dăm theo phương pháp đầm nén tiêu chuẩn. Nâng cao công tác cải tiến cho các dự án xây dựng công trình giao thông để tăng khả năng khai thác, tuổi thọ công trình và đặc tăng khả năng chống lún nền đường.
Bộ GTVT chỉ rõ trách nhiệm khi xảy ra hiện tượng lún đường.
“Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ chất lượng của các dự án. Kiểm soát và xác định rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như vị trí mỏ vật liệu sử dụng cho công trình. Đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt của dự án và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lún, hư hỏng nền mặt đường…” – Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giao thông nhấn mạnh, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công phải cam kết trách nhiệm cụ thể của từng bên về đảm bảo chất lượng thi công công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. Ngoài ra, các đơn vị này cũng phải khẩn trương khắc phục, sửa chữa các hư hỏng phát sinh, đảm bảo an toàn giao thông và chất lượng dự án. Trong trường hợp nhà thầu xây lắp không thực hiện tốt trách nhiệm bảo hành thì chủ đầu tư và ban quản lý dự án phải sử dụng tiền bảo hành để sửa chữa.
Đối với các công trình có hư hỏng lớn, trên diện rộng, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác và mất an toàn giao thông thì Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chỉ định Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải kiểm định độc lập để đánh giá chất lượng công trình để xử lý các vị trí hư hỏng đúng giải pháp kỹ thuật. Đồng thời, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nếu quá trình kiểm định phát hiện công trình giao thông có khiếm khuyết về chất lượng thi công, không đảm bảo yêu cầu thì Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án phải yêu cầu nhà thầu kéo dài thời gian bảo hành công trình. Trước thời điểm chuẩn bị bàn giao hết bảo hành tối thiểu 3 tháng, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đơn vị quản lý khai thác, nhà thầu, tư vấn giám sát... phải nghiêm túc kiểm tra chất lượng toàn bộ công trình. Phả đảm bảo yêu cầu về chất lượng công trình mới tiến hành thực hiện các thủ tục bàn giao.
Đối với các dự án đã hết thời gian bảo hành, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu nhà thầu xây lắp phải khắc phục, sửa chữa các hư hỏng được xác định do lỗi của nhà thầu gây nên; Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo đơn vị quản lý khai thác nghiêm túc hiện công tác bảo trì, kịp thời sửa chữa các hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông.
T.M
-
Thủ tướng: Mỗi người làm việc bằng hai, chung tay ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt với trách nhiệm cao nhất
-
Phát triển phương tiện giao thông xanh: Chi tiết, rõ trách nhiệm, có trọng tâm, trọng điểm
-
Từ ngày 1/7, tổng kiểm tra và xử lý bến thủy nội địa không phép trên toàn quốc
-
Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương bổ sung máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Tăng giá trần vé máy bay sẽ tác động tới các hãng hàng không và người dân thế nào?
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu