Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nếu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cơ hội nào cho ngành thủy sản?

13:43 | 16/05/2024

109 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thông tin Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã mang lại niềm hy vọng lạc quan cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản.

Thị trường top đầu của thủy sản Việt Nam

Theo VASEP, Mỹ luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có rất nhiều dư địa, nhưng cũng không ít rào cản khiến DN thủy sản Việt Nam nhiều phen “lao đao”. Trong đó, có những vấn đề kéo dài nhiều năm như thuế CBPG tôm, cá tra và có vấn đề “nóng sốt” của năm 2024 như là thuế chống trợ cấp đối với tôm NK từ Việt Nam vào Mỹ.

Nếu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cơ hội nào cho ngành thủy sản?
Thông tin Mỹ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường mang lại nhiều hy vọng cho ngành thủy sản.

Trong 10 năm gần đây, xuất khẩu (XK) thủy sản sang Mỹ dao động ở mức 1,5 tỷ USD - 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đáng kể, từ 18%-23% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ luôn là thị trường tiêu thụ hàng đầu của các mặt hàng chủ lực như tôm, cá ngừ, cá tra…

Việt Nam đồng thời cũng là một đối tác NK cho các nhà kinh doanh thủy sản Mỹ với giá trị NK từ 65-70 triệu USD/năm. Những sản phẩm NK nổi trội là cá hồi, cá trích, cá minh thái, cá bơn…

Trong tiến trình Chính phủ Việt Nam đề nghị DOC xem xét và công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, VASEP đã phối hợp tích cực trong việc chuẩn bị có các thông tin và lập luận gửi DOC nhằm tác động DOC công nhận cho Việt Nam là kinh tế thị trường.

Giảm rủi ro thuế chống bán phá giá

Dự kiến vào tháng 7/2024, DOC sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không. Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là lợi thế cho cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp (CVD) trong thời gian tới.

Ngoài những vấn đề như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các rào cản và quy định khác cũng có thể sẽ được nhìn nhận, rà soát với một phương diện nới lỏng hơn, thuận lợi hơn cho ngành thủy sản Việt Nam, đồng thời, cũng là cơ hội thu hút hơn các nhà đầu tư từ Mỹ tới với ngành thủy sản Việt Nam, mở rộng cơ hội giao thương thủy sản giữa 2 nước.

Theo Bộ Công Thương, đối với các vụ việc phòng vệ thương mại, việc công nhận quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc công nhận này sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường thường phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá. Khi các rào cản thuế quan được tháo gỡ hoặc nới lỏng thì hàng thủy sản Việt Nam sẽ lấy lại lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Mỹ, đồng thời giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận nhiều hơn với nguồn thủy sản chất lượng và giá tốt của Việt Nam

Được biệt, hiện đã có tổng cộng 72 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cần sớm công nhận quy chế quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam

Cần sớm công nhận quy chế quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hoa Kỳ tham dự Phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc và các hoạt động song phương, vào chiều ngày 19/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).

D.Q