Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Năng suất lao động Việt Nam vẫn còn thấp

13:30 | 15/05/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo Viện nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VERP), năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực.
nang suat lao dong viet nam van con qua thap
Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp - ảnh MH.

Lao động chủ yếu làm trái nghề

Trong hơn một thập niên vừa qua, NSLĐ của Việt Nam có những bước cải thiện cả về chất lẫn lượng. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, NSLĐ Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp trong khu vực. Đặc biệt, các ngành "đội sổ" là chế biến, chế tạo, xây dựng và logistics.

Bên cạnh đó, một tỉ lệ lớn lao động trẻ làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng với chuyên môn đào tạo. Do vậy, không có điều kiện để tích lũy kỹ năng lao động và phần lớn số này không được tham gia BHXH, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động. Đây chính là nguy cơ khiến NSLĐ không được cải thiện trong tương lai.

nang suat lao dong viet nam van con qua thap
PGS-TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu

Đánh giá về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã Hội (Bộ LĐTB&XH) cho biết, tăng trưởng nội bộ và chuyển dịch lao động đã có những tác động tích cực đến NSLĐ. Nhưng vấn đề bất cập là hiện đang có sự chuyển dịch lao động ồ ạt từ nông thôn ra khu vực thành thị trong khi chưa có đủ điều kiện để làm công việc mới. Do đó, vấn đề về tiền lương sẽ không được đảm bảo cho người lao động. Những khu vực được coi là đầu tàu của tăng trưởng như FDI, doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư lớn thì NSLĐ lại thấp, dẫn đến thu nhập của người lao động thấp.

Còn theo PGS-TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), Việt Nam đang có quyết tâm đổi mới để đưa đất nước phát triển, chúng ta đã thay đổi tư duy, đầu tư hạ tầng kinh tế tạo cộng hưởng để tăng NSLĐ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn phát triển cần phải lựa chọn chiến lược, nắm bắt cơ hội cả về chất lượng và sáng tạo để nâng cấp nguồn lực.

Cần chú trọng về NSLĐ

Chia sẻ về những bất cập làm cản trở khả năng lan tỏa NSLĐ, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đánh giá, một trong những vấn đề tồn tại cốt yếu hiện nay là sự thiếu minh bạch và thiếu chia sẻ thông tin trên thị trường. Ngoài ra, cấu trúc thị trường chưa được hoàn thiện cũng dẫn tới việc chi phí tuyển dụng còn cao, tạo áp lực kinh tế lên thực tập sinh, dẫn tới hiệu quả cải thiện năng suất của lao động Việt Nam còn thấp.

Bên cạnh đó, tỉ lệ lương tối thiểu trên NSLĐ tại Việt Nam tăng rất nhanh từ 25% năm 2007 lên 50% năm 2015. Trong khi đó, NSLĐ của Việt Nam chủ yếu dựa vào sự dịch chuyển lao động giữa các ngành từ năng suất thấp lên năng suất cao. Nhưng hiện đang có sự dịch chuyển ồ ạt mà không được kiểm soát và liên kết giữa các ngành với nhau, vô hình lại kéo năng suất đi xuống.

Do vậy, muốn tăng NSLĐ cần phải có sự cải cách về thể chế, công nghệ, thị trường lao động. Đồng thời, cần phải nâng cao hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, hướng nghiệp nghề cho người lao động.

nang suat lao dong viet nam van con qua thap
PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã Hội

Mặt khác, chất lượng việc làm vẫn là vấn đề đáng quan tâm theo hướng khuyến khích người lao động học nghề, đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ để nâng cao NSLĐ; thay đổi chính sách tiền lương, các chế độ phúc lợi, đặc biệt là đối với các ngành nặng nhọc và công nhân có tay nghề cao. Đồng thời, nâng cao hiệu quả dự báo cung cầu lao động để khuyến khích lao động trẻ tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề đúng khả năng, trình độ. Cần có chính sách đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là nhóm ngành đang ở mức thấp như khai thác mỏ, bưu điện, viễn thông, vận tải.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành khuyến cáo, tốc độ tăng lương nhanh hơn tăng NSLĐ sẽ ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như tích luỹ tư bản chậm lại và không mở rộng được sản xuất để thu hút lao động. Do vậy, điều chỉnh lương tối thiểu cần được thực hiện phù hợp với tăng trưởng NSLĐ. Chính phủ cần lựa chọn thúc đẩy NSLĐ như một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch trung và dài hạn.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, NSLĐ bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động/năm vào năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng năm 2017. Trong giai đoạn 2012-2017, năng suất lao động bình quân của toàn nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với tốc độ 6,49%.

Đông Nghi