Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa

13:35 | 19/06/2024

1,872 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giữa thời tiết khắc nghiệt của nắng và gió biển, cán bộ chiến sĩ, nhân dân Trường Sa và nhà giàn DK1 đã tận dụng những khó khăn đó để tạo ra nguồn điện phục vụ huấn luyện, sinh hoạt và chiếu sáng trên đảo.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, cách vịnh Cam Ranh khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý. Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta. Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Khí hậu ở quần đảo Trường Sa được chia thành hai mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500 mm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: giông, lốc diễn ra quanh năm và là nơi thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua. Vì vậy, cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên phải phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước sự khắc nghiệt của khí hậu, của những cơn bão lớn và cách biệt với đất liền, người thân.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Vượt qua những thách thức đó, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Trường Sa đã tận dụng được sức gió, thời gian nắng trong năm để sản xuất ra điện phục vụ công tác huấn luyện, sinh hoạt và chiếu sáng trên đảo. Điện mặt trời ở đây được phát huy, các tuabin điện gió cũng hoạt động hiệu quả, cơ bản đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Trên các đảo chìm như Len Đao, Đá Đông C được trang bị nhiều tấm pin năng lượng mặt trời, đặt trên các mái nhà và khuôn viên đảo, điện thu được lưu trữ trong hệ thống pin và ắc quy nên đáp ứng gần đủ nhu cầu sử dụng của cán bộ chiến sĩ trên đảo. Cùng với đó là các trụ đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng quanh đảo, giúp việc quan sát xung quanh thuận tiện hơn.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Tại các đảo nổi An Bang, Trường Sa Lớn… bên cạnh sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời đặt trên các mái nhà và khuôn viên đảo, ở đây cán bộ chiến sĩ còn được lắp đặt các tuabin điện gió để góp thêm nguồn điện cùng pin năng lượng mặt trời và các máy phát điện diezel phục vụ huấn luyện, sinh hoạt, chiếu sáng và bơm nước nguyên liệu cho các tàu cá.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Sản lượng điện ở các đảo này đạt khoảng từ 50-90% tùy theo từng đảo và từng thời điểm trong năm.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Trường Sa trong năm có đến 6 tháng là mùa nưa, nên việc tận dụng nguồn điện từ tự nhiên cũng bị hạn chế, thời điểm này trời ít nắng, mưa nhiều, gió giật mạnh nên các thiết bị thu điện bị ảnh hưởng.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa

Để hạn chế thấp nhất việc vận hành máy phát điện diesel, cán bộ phải tuyên truyền, kêu gọi chiến sĩ, người dân sử dụng tiết kiệm điện, tận dùng nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, phân phối điện hợp lý trong sinh hoạt và huấn luyện.

Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Trường Sa Lớn là điểm đảo cấp 1, có đầy đủ sân bay, bệnh xá, trường học, trụ sở… nơi đóng quân của nhiều lực lượng vũ trang và là điểm cứu nạn, cứu hộ tàu ngư dân gặp sự cố nên nhu cầu tiêu thụ điện trên đảo rất cao.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa

Điểm tích cực là Trường Sa Lớn được trang bị khá nhiều pin năng lượng mặt trời, điện gió, hệ thống điện chiếu sáng quanh đảo cũng được phổ biến. Theo lời của cán bộ trên đảo, những khi thời tiết đẹp, đủ nắng, đủ gió như thời điểm này là nguồn điện năng lượng tái tạo đủ để cung cấp cho toàn bộ công tác bảo vệ, sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị cũng như các hoạt động sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân trên đảo.

Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa

Bên cạnh vai trò giữ vững chủ quyền, cứu nạn cứu hộ, nơi tránh trú bão… quần đảo Trường Sa còn có nhiệm vụ lớn lao đó là góp phần phát triển kinh tế và phát triển nghề cá khi âu tàu ở Trường Sa đặc biệt là Trường Sa Lớn là nơi neo đậu của nhiều tàu cá, có nhu cầu bơm nước, bơm dầu khi có nhu cầu, các hoạt động này đều sử dụng điện.

Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa

Nguồn điện năng lượng tái tạo cũng đảm bảo hoạt động cho các trang thiết bị máy móc để hỗ trợ sửa chữa các máy móc, thiết bị khoan cắt hoặc hàn xì... cho tàu cá cũng như cho người dân trên đảo và ngư dân vào neo đậu, góp phần hỗ trợ phát triển nghề cá, ngư dân yên tâm bám biển, giữ vững chủ quyền Tổ quốc.

Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Các tấm pin năng lượng mặt trời trên đảo Đá Thị.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Cây xanh, rau và điện năng lượng mặt trời là những tài sản quý trên đảo.
Năng lượng tái tạo ở quần đảo Trường Sa
Cột đèn năng lương mặt trời chiếu sáng quanh đảo.

N. Hiển

  • vietinbank
  • bao-hiem-pjico
  • rot-von-duong-dai-agri
  • vpbank