Mỹ xem xét tấn công trực diện quân đội Nga ở Syria
Vì sao Mỹ từ chối hợp tác với Nga tấn công Idlib? |
Tại sao Mỹ lại gửi thêm quân đến Syria? |
Quân đội Mỹ tại Syria |
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng có thể tấn công cả lực lượng Nga và Iran có mặt tại Syria trong trường hợp quân đội chính quyền Damas tiến hành một cuộc tấn công hóa học tại tỉnh Idlib, The Wall Street Journal dẫn một nguồn tin bí mật từ Nhà Trắng cho biết.
Quân đội Syria với sự trợ giúp của không quân Nga và Iran đang tiến hành tấn công dữ dội tỉnh Idlib ở miền bắc Syria. Đây không chỉ là nơi tập trung nhiều quân khủng bố mà còn cả các nhóm đối lập được Mỹ hỗ trợ.
Từ vài tuần qua, Mỹ đã đe dọa sẽ tấn công chính quyền Tổng thống Al Assad nếu quân đội của ông dùng vũ khí hóa học trong lúc giành lại quyền kiểm soát Idlib.
Cùng với thông tin trên The Wall Street Journal, cũng trong ngày 10/9, ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, cảnh báo: "Nếu chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib, chúng tôi [Mỹ, Pháp và Anh] sẽ đáp trả bằng những cuộc tấn công mạnh mẽ hơn nhiều so với hai lần trước đây". Quân đội Mỹ và Pháp từng hai lần tấn công phủ đầu vào các lợi ích của chính quyền Syria trước đây vì cho rằng Damas đã sử dụng vũ khí hóa học ở Khan Cheikhoun (tỉnh Idlib) vào tháng 4/2017 và ở Ghouta một năm sau đó.
Về phần mình, Nga đã cảnh báo Mỹ và phương Tây không nên mượn cớ ngụy tạo là một cuộc tấn công vũ khí hóa học để mở một cuộc tấn công nhằm vào chính quyền Damas. Vào cuối tháng 8/2018, Moscow thông báo đã phát hiện một lượng lớn hóa chất được giao cho các chiến binh thuộc nhóm khủng bố Ahrar al-Sham ở Idlib, với sự giúp đỡ của Tổ chức Mũ Trắng - lực lượng cứu hộ tình nguyện Syria do phương Tây hỗ trợ, nhằm dàn cảnh một cuộc tấn công hóa học để đổ vấy cho chính phủ Syria và kích động một can thiệp quân sự mới của Mỹ.
Nh.Thạch
AFP
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi