Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ và EU dỡ bỏ trừng phạt, Iran tái xuất khẩu dầu

09:15 | 18/01/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu lại đứng trước khả năng giảm sâu kỷ lục khi Iran trở lại thị trường xuất khẩu dầu khí.
tin nhap 20160118085115Tương lai khó đoán của thị trường cung-cầu dầu mỏ
tin nhap 20160118085115Giá dầu giảm tác động như thế nào đến Việt Nam?
tin nhap 20160118085115Năm 2014: Iran tăng xuất khẩu dầu thô lên 1,3 triệu thùng/ngày

Ngay sau những kết luận chính thức của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 17/01/2016 mở đường cho lệnh trừng phạt đối với Iran được dỡ bỏ, chính phủ nước này đã bắt đầu các nỗ lực nhằm nâng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.

tin nhap 20160118085115
Lửa từ khí gas gần một giếng dầu tại vùng ngoại ô thành phố Masjed Soleiman, nơi xây dựng những giếng dầu hiện đại đầu tiên tại vùng Trung Đông

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày 17/01/2016, ông Amir Hossein Zamaninia, Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu dầu của Iran cho biết, nước này sẽ tái khởi động các giếng dầu để ngay lập tức tăng lượng xuất khẩu dầu lên nửa triệu thùng mỗi ngày và sẽ tiếp tục tăng thêm nửa triệu thùng nữa ngay trong tháng sau.

Nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh nguồn cung dầu thô thế giới đang dư thừa, động thái này của Iran sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm sâu xuống dưới 30USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, chính phủ Iran tuyên bố vẫn sẽ thực hiện kế hoạch của mình và “cố gắng kiểm soát ở mức thấp nhất các tác động tiêu cực” lên giá dầu. Điều đáng chú ý là chi phí sản xuất dầu của Iran vào loại thấp nhất nhì thế giới.

Robin Mills, CEO của Qamar Energy nhận định: “Vẫn còn những hoài nghi xung quanh khả năng cung cấp dầu ra thị trường thế giới của Iran. Giá dầu thế giới sẽ chịu tác động ở những mức độ khác nhau dựa trên lượng xuất khẩu của Iran và thời gian mà họ có thể tăng sản lượng khai thác”. Ông dự đoán trong khoảng thời gian 6 tháng tới, các công ty của nước này sẽ đưa ra thị trường 600 ngàn thùng/ngày, sau đó tăng thêm 800 ngàn thùng/ngày ngay trong nửa cuối năm 2016.

Từng là nước chiếm sản lượng dầu khai thác lớn thứ hai trong Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ Quốc tế OPEC với trữ lượng dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, tuy nhiên hiện nay Iran chỉ đứng thứ 5 trong tổng số 13 nước trong OPEC. Theo thống kê hồi tháng 6 của Trung tâm Thông tin Năng lượng Mỹ, lệnh trừng phạt đã khiến sản lượng dầu thô xuất khẩu mỗi ngày của Iran giảm mạnh từ 2,6 triệu thùng (năm 2011) xuống còn 1,4 triệu thùng (năm 2014). 

Trong thời gian tới, các nhà đầu tư khắp thế giới sẽ được tự do nhập khẩu dầu thô từ Iran cũng như đầu tư khai thác nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng đã giải phóng các tài khoản tại nước ngoài của Iran, giúp nước này tiếp cận với nguồn vốn khoảng 50 tỷ đôla để tái thiết đất nước và phục hồi hoạt động khai thác.

Sự trở lại của "ông lớn dầu khí" Iran đã khiến các nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu từ xuất khẩu dầu lo lắng, Nga, Saudi Arab, Iraq, Venezuela..v.v. phải điều chỉnh lại kế hoach tài chính thu chi quốc gia. Trong đó phải kể đến Nga và Venezuela, Nga đang phải chật vật đối phó với các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU và Mỹ, Venezuela ngày 17/01/2016 đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì xuất khẩu dầu khí chiếm đến 96% nguồn thu của nước này.

Việt Nam có trữ lượng dầu khí chiếm xấp xỉ khoảng 10% nguồn thu quốc gia, đã chuẩn bị trước nhiều kịch bản để ứng phó với diễn biến trên.

Nguyên Hồng (Tổng hợp)