Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ - Trung sắp đụng nhau ngoài vũ trụ?

11:22 | 26/11/2013

2,296 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Phi thuyền tự động không người lái Hằng Nga 3 của Trung Quốc dự trù đáp xuống Mặt Trăng đầu tháng 12 này có thể gây ít nhiều khó khăn cho công tác nghiên cứu của Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang thực hiện.

Mẫu của xe lăn tự động thám hiểm mặt Trăng tại triển lãm Kỹ nghệ Thượng Hải ngày 5/11/2013. Một tên lửa Trường Chinh 3 của Trung Quốc sẽ phóng phi thuyền Hằng Nga 3 đem theo xe lăn này lên mặt Trăng vào đầu tháng 12/2013

Theo các chuyên gia của NASA, phi thuyền Hằng Nga 3 khi đáp xuống chắc chắn sẽ gây ít nhiều xáo trộn và làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên trên mặt Trăng.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, sứ mệnh Hằng Nga 3 là một phần của dự án 3 giai đoạn: bay quanh quỹ đạo, hạ cánh và quay trở lại Trái Đất từ mặt Trăng. Nếu thành công, thì đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc có tàu thám hiểm đáp xuống bề mặt mặt Trăng và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chương trình phát triển vũ trụ của Bắc Kinh.

Phi thuyền LADEE của NASA hiện nay đang bay trên quỹ đạo quanh mặt Trăng với sứ mạng nghiên cứu tình trạng môi trường và tầng ngoại quyển (exosphere) quanh mặt Trăng.

Tuy nhiên, nhà khoa học vũ trụ Jeff Plesca thuộc phòng vật lý thực hành trường đại học John Hopkins, Maryland, nói rằng cũng sẽ có một cái lợi khác vì LADEE có cơ hội quan sát nhiên liệu cháy từ phi thuyền Hằng Nga 3 phóng ra trong suốt quá trình đến gần mặt Trăng. Sau đó, khi Thường  Nga 3 hạ xuống sẽ làm bốc lên một đám bụi, LADEE có thể đo lường và chụp hình.

Phi thuyền Hằng Nga 3  mang theo một xe lăn nhỏ dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để di chuyển trên bề mặt mặt Trăng.

Bắc Kinh xem chương trình vũ trụ nhiều tỷ USD của mình như một biểu tượng nhằm khẳng định vị thế toàn cầu và sự tiến bộ về mặt công nghệ. Năm 1999, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 1. Sau đó hai năm lại phóng tiếp Thần Châu 2 mang theo những động vật nhỏ và năm 2003, lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ. Năm 2008, Trung Quốc lại thực hiện thành công chuyến đi bộ ngoài không gian và năm ngoái vừa ghép nối tự động tàu vũ trụ với một module phòng thí nghiệm trên quỹ đạo.

Gần đây nhất, hành trình 13 ngày của tàu Thần Châu 9 đã trở thành sứ mệnh không gian lâu nhất của Trung Quốc và cũng là lần đầu tiên nước này đưa nữ du hành gia vào vũ trụ.

Trong hành trình đó, Trung Quốc lần đầu tiên đã thực hiện thành công việc ghép nối có điều khiển tàu Thần Châu 9 với Thiên Cung 1, một kỹ thuật có độ phức tạp rất cao và là bước tiến quan trọng hướng tới xây dựng trạm không gian vũ trụ có người lái lâu dài.

Phi thuyền LADEE của NASA đang nghiên cứu tình trạng môi trường và tầng ngoại quyển quanh mặt Trăng

Nh.Thạch

AFP