Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ: Thách thức của nữ Chủ tịch FED đầu tiên

18:00 | 07/01/2014

1,351 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 6/1/2014 (theo giờ địa phương), bà Janet Yellen, 67 tuổi, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn (với 56 phiếu thuận và 26 phiếu chống), trở thành nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử 100 năm của cơ quan này. Bà Janet Yellen sẽ tiếp quản ghế Chủ tịch FED từ người tiền nhiệm Ben Bernanke kể từ ngày 1/2.

Gần 3 tháng trước (9/10/2013), bà Janet Yellen được Tổng thống Barack Obama đề cử và trên cương vị mới, tân Chủ tịch FED sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Chứng khoán Mỹ từng tăng (Dow Jones tăng 0,18%, S&P 500 tăng 0,06%) ngay sau khi bà Janet Yellen được Tổng thống Barack Obama đề cử làm tân Chủ tịch FED hôm 11/10/2013. Bởi dư luận kỳ vọng tân Chủ tịch FED sẽ không vội vã cắt giảm kích thích kinh tế và bắt đầu có tín hiệu nâng trần nợ.

Phát biểu tại cuộc họp báo với sự tham dự của bà Janet Yellen và ông Ben Bernanke, Tổng thống Barack Obama đã miêu tả bà Janet Yellen là người “tài giỏi khác thường” và chuyên gia kinh tế này đã “cam kết sẽ gia tăng số lượng việc làm” tại Mỹ. Sở dĩ nói như vậy vì bà Janet Yellen từng sớm cảnh báo về tình trạng bong bóng nhà đất và tài chính, vốn gây ra cuộc suy thoái giai đoạn 2008 - 2009.

Bà Janet Yellen chính thức trở thành Chủ tịch của FED

Bà Janet Yellen được giới đầu tư kỳ vọng tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mà người tiền nhiệm đã theo đuổi trong 8 năm qua. Trước khi được đề cử làm Chủ tịch FED, bà Janet Yellen từng tuyên bố: sẽ không phá vỡ chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đẩy lùi tình trạng thất nghiệp tại Mỹ hiện ở mức cao 7%. Theo đó phải đưa ra những quyết định liên quan tới gói cứu trợ thứ ba (QE3) bởi kể từ tháng 1, mỗi tháng FED sẽ chấp thuận chi 75 tỷ USD thay vì 85 tỷ USD như trước đây để mua lại các trái phiếu dài hạn liên quan tới thế chấp, nhằm giữ cho tỷ lệ lãi suất ở mức thấp để khuyến khích đầu tư và các khoản vay.

Tiếp đến là những quyết định liên quan tới tỷ lệ lãi suất cơ bản gần như bằng 0 mà FED đã và đang theo đuổi kể từ tháng 12/2009. Theo bà Janet Yellen, FED có thể hỗ trợ bằng cách đảm bảo mọi người đều có cơ hội làm việc chăm chỉ và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Là người chủ trương tăng công ăn việc làm chứ không can thiệp mạnh về lạm phát, bà Janet Yellen nổi tiếng với chủ trương “thà lạm phát còn hơn thất nghiệp”.

Theo bà Janet Yellen, FED phải đảm bảo lạm phát trong tầm kiểm soát, cũng như đảm bảo sức khỏe của hệ thống tài chính và sức mạnh lớn nhất của FED chính là cách thức giải quyết các vấn đề quan trọng. Trong những phát biểu năm 2012, bà Janet Yellen đã chỉ ra tại sao lãi suất có thể được giữ ở mức gần 0 cho đến cuối năm 2011.

Tổng thống Barack Obama từng nhấn mạnh, bà Janet Yellen là người tận tụy với nhiệm vụ tạo công ăn việc làm tại Mỹ và việc chọn bà là người đứng đầu ngân hàng trung ương của nền kinh tế hàng đầu thế giới là một trong những quyết định quan trọng nhất mà ông từng đưa ra. Theo ông Barack Obama, bà Janet Yellen là người có hiểu biết sâu sắc về thị trường và nền kinh tế, không chỉ trên lý thuyết mà cả trong thực tế.

Giới kinh tế cho rằng, với việc đề cử bà Janet Yellen làm tân Chủ tịch FED, Tổng thống Barack Obama không những tái khẳng định mục tiêu chính sách kinh tế và tài chính, mà còn định hướng cho cả thời kỳ sau khi rời Nhà Trắng. Điều này cũng cho thấy Washington muốn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và tập trung cắt giảm tỉ lệ thất nghiệp. Giới chuyên môn cho biết, doanh nghiệp Mỹ tiết kiệm 700 tỷ USD nhờ kích thích của FED. Bởi chương trình nới lỏng định lượng của FED đã giúp giảm chi phí đi vay đối với các doanh nghiệp Mỹ nhiều năm qua.

Chủ tịch FED Ben Bernanke cho rằng, bà Janet Yellen là người đặc biệt thích hợp cho vị trí này. Chủ tịch Ủy ban ngân hàng Thượng viện Tim Johnson đánh giá khá cao bà Janet Yellen khi tuyên bố: Tôi không nghi ngờ gì việc bà ấy sẽ là Chủ tịch FED tuyệt vời bởi là người có chiều sâu kinh nghiệm mà không ai sánh kịp. Phát biểu trên kênh truyền hình CNBC, Chủ tịch FED New York William Dudley từng cho rằng, nếu bà Janet Yellen làm Chủ tịch FED, đó sẽ là sự phù hợp với chính sách tiền tệ mà chúng tôi đã theo đuổi trong quá khứ.

Tổng thống Barack Obama, bà Janet Yellen và ông Ben Bernanke tại buổi lễ thông báo bổ nhiệm bà Yellen làm Chủ tịch FED

Trước khi được đề cử là người thay thế Chủ tịch FED Ben Bernanke, bà Janet Yellen từng tuyên bố: sẽ không phá vỡ chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm đẩy lùi tình trạng thất nghiệp tăng cao của FED. Nhiều quan chức của FED từng cho rằng, việc rút lại chương trình kích thích trong năm 2013 là thích hợp, thậm chí khi ngân hàng trung ương quyết định trì hoãn động thái này hồi giữa tháng 9/2013.

Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 9/2013 (được công bố hôm 9/10/2013) cho thấy, đa số quan chức FED cảm thấy hợp lý khi rút lại chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng của QE3 trong năm 2013 và kết thúc hoàn toàn vào giữa năm 2014. Biên bản cũng cho thấy, những người ủng hộ duy trì chương trình mua tài sản cho rằng hành động thu hồi QE3 có thể châm ngòi cho việc thắt chặt các điều kiện thị trường tài chính và lãi suất cao hơn có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tổng thống Barack Obama cho rằng, bà Janet Yellen là "người cứng rắn" bởi từng nói đùa “bà cứng rắn" không phải do được sinh ra tại Brooklyn. Phát biểu sau thông báo bổ nhiệm của ông Barack Obama, bà Janet Yellen tuyên bố: nếu được chọn là người đứng đầu FED, ưu tiên của bà sẽ là đẩy mạnh phục hồi kinh tế và thúc đẩy việc làm bằng cách giữ mức lãi suất thấp. Bà Janet Yellen nổi tiếng là người tỉ mỉ và chi tiết khi làm việc tại FED. Khả năng mổ xẻ những con số của bà Janet Yellen từng khiến cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan không thể làm ngơ.

Theo thống kê, trong hơn 700 dự báo về nền kinh tế và lạm phát (2009-2012) của 14 chủ tịch các cục dự trữ bang, bà Janet Yellen là người đưa ra được nhiều dự báo thích đáng nhất. Nhiều người cho rằng, tuy có vóc dáng nhỏ bé, nhưng bà Janet Yellen đều xuất hiện với thái độ kiên quyết, nhưng khéo léo, giản dị, nhẹ nhàng và thân thiện nên khiến dư luận dễ chấp nhận.

Giống Chủ tịch FED Ben Bernanke, bà Janet Yellen ủng hộ chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo, tán đồng FED tiếp tục bơm tiền vào thị trường và duy trì lãi suất thấp. Theo bà Janet Yellen, phải hành động nhiều hơn để thúc đẩy đà phục hồi cho dù đã đạt được một số tiến triển nhất định.

Tên gọi đầy đủ của tân Chủ tịch FED là Janet Louise Yellen, người sinh ra trong gia đình có bố là bác sĩ, mẹ là giáo viên. Con đường học vấn của bà Janet Yellen bắt đầu từ phố Brooklyn, NewYork. Bà theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Brown (Rhode Island) năm 1967 và lấy bằng tiến sĩ kinh tế ở Đại học Yale (năm 1971).

Trước khi trở thành Chủ tịch FED, bà Janet Yellen từng làm trợ lý giáo sư tại Đại học Harvard (1971-1976), chuyên gia kinh tế tại Hội đồng Thống đốc của FED (1977-1978). Bà cũng từng làm công tác nghiên cứu tại Haas School và dạy môn kinh tế vĩ mô cho sinh viên sau đại học (từ năm 1980).

Bà đã từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế cho Tổng thống Bill Clinton (từ tháng 2/1997 đến năm 1999), thành viên Hội đồng Thống đốc của FED (1994-1997), Chủ tịch và CEO của FED chi nhánh San Francisco (từ tháng 6-2004 đến năm 2010), rồi Phó Chủ tịch FED (thay thế Donald Kohn từ 28/4/2010). Bà Janet Yellen đã làm việc cho FED với thời gian nhiều hơn cả 3 Chủ tịch FED gần đây nhất và từng là cố vấn kinh tế của Tổng thống Bill Clinton.

Trong mắt giới chuyên môn, bà Janet Yellen là chuyên gia kinh tế rất được nể trọng tại Mỹ, với nhiều năm làm việc trong giới hàn lâm học viện và ngân hàng trung ương. Chồng bà Janet Yellen là ông George Akerlof, đại diện tiêu biểu của trường phái kinh tế Keynes mới, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 cùng với Micheal Spence và Joseph Stiglitz, hiện là Giáo sư tại Đại học California.

Con trai bà Janet Yellen là Robert Akerlof, hiện là trợ lý giáo sư tại Đại học Warwick. Bà Janet Yellen và chồng George Akerlof được cho là đã mang tài liệu về kinh tế để đọc cả khi đi tắm biển. Bà Janet Yellen từng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng: nếu có dịp ăn tối tại nhà tôi, có thể bạn sẽ toàn phải nghe các cuộc thảo luận về kinh tế tại bàn ăn.

Đông Ngàn - Từ Sơn