Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ tài trợ 500 triệu liều vắc-xin và thúc giục các nước khác cùng tham gia

18:48 | 12/06/2021

721 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hôm thứ Năm vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã công bố kế hoạch về việc Hoa Kỳ tài trợ 500 triệu liều vắc-xin cho các nước trên thế giới. Các liều vắc-xin này sẽ được gửi đi vào năm tới.

“Đây là trách nhiệm của chúng tôi”, ông Biden nói trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo nhóm G7 ở Anh.

“Chúng ta làm điều này để cứu sự sống trên thế giới, chấm dứt đại dịch này, và chỉ đơn giản thế thôi”, Biden nói khi ông đề nghị các thành viên còn lại của G7 cùng tham gia vào nỗ lực của Hoa Kỳ.

Khoản tài trợ này vượt trên 80 triệu liều vắc-xin khác mà Biden đã hứa dành cho các quốc gia khác.

Mỹ tài trợ 500 triệu liều vắc-xin và thúc giục các nước khác cùng tham gia
Người dân xếp hàng tiêm vắc-xin Covid-19 ở cơ sở y tế lớn nhất Zimbabwe.

Đại học Johns Hopkins ước tính khoảng 2,2 tỷ người đã được tiêm chủng trong số gần 8 tỷ người của dân số thế giới. Hầu hết những người này là ở các nước giàu có thuộc châu Âu, Israel, Bahrain và Mỹ.

Nhu cầu về tiêm vắc-xin ở Mỹ đã giảm gần đây, dẫn đến những lời kêu gọi quốc gia này chia sẻ vắc xin của mình với các nước khác.

Hoa Kỳ sẽ mua và tặng 500 triệu liều vắc-xin Pfizer thông qua Chương trình COVAX của Liên Hợp Quốc. Những liều vắc-xin này sẽ được gửi đến 92 quốc gia nghèo hơn và Liên minh châu Phi.

Một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters rằng khoản tài trợ vắc-xin trị giá 3,5 tỷ đô la, thêm vào 4 tỷ đô la mà Mỹ đã tài trợ cho COVAX cho đến nay.

Các quan chức Nhà Trắng cho biết vắc-xin sẽ bắt đầu được vận chuyển từ tháng 8. Mục tiêu là tài trợ được 200 triệu liều vào cuối năm nay. 300 triệu liều vắc-xin còn lại sẽ được gửi trong 6 tháng đầu năm 2022.

Jen Psaki, người phát ngôn của Nhà Trắng, nói với CBS News rằng nước Mỹ làm được điều này vì đã có được nhiều thành công trong việc tiêm chủng tại nhà cho người Mỹ.

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới và số ca tử vong trong gần như suốt cả năm ngoái. Đất nước này đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau khi chương trình tiêm chủng thành công. Số ca mắc mới và số ca tử vong trung bình hiện đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Mỹ tài trợ 500 triệu liều vắc-xin và thúc giục các nước khác cùng tham gia
Tổng thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân Jill Biden được chào đón và đi dạo cùng Thủ tướng Anh Boris Johnson và phu nhân Carrie Johnson bên thềm hội nghị G7 (ngày 10/6/2021)

Các quan chức Mỹ hy vọng cuộc họp sẽ kết thúc với lời hứa từ các nước G7 sẽ làm nhiều hơn nữa cho việc tiêm chủng vắc-xin trên thế giới.

Trung Quốc và Nga cũng đã chia sẻ vắc-xin của riêng họ với các nước nghèo hơn với những thành công khác nhau. Tuy nhiên, vắc-xin mRNA, do các công ty dược phẩm Pfizer và Moderna của Mỹ sản xuất, đã cho thấy hiệu quả hơn đối với virus corona và các biến thể của nó.

Các kế hoạch của Tổng thống Biden đã nhận được sự khen ngợi mạnh mẽ từ Tom Hart - người đứng đầu Chiến dịch ONE, một tổ chức về xóa đói giảm nghèo. Ông cho biết: “Thông báo của Biden là sự dẫn đầu táo bạo, cần thiết để chấm dứt đại dịch toàn cầu này".

Nhưng những người khác cho rằng các quốc gia G7 cần phải làm nhiều hơn nữa và chia sẻ vắc-xin với thế giới.

Niko Lusiani - Trưởng nhóm vắc-xin của Oxfam cho biết: “Với tỉ lệ tiêm chủng hiện tại, các nước thu nhập thấp sẽ mất 57 năm để đạt được mức độ bảo vệ tương tự như các nước G7”.

Ngọc Đức