Mỹ nóng lòng muốn chứng tỏ năng lực máy bay tàng hình mới nhất tại Syria
Mỹ: Chiến đấu cơ F-35 gặp sự cố, cắm đầu xuống đường băng |
Ý bất ngờ ngừng mua tiêm kích tàng hình F-35 |
Máy bay chiến đấu Mỹ F-35 |
Các máy bay chiến đấu F-35B Lightning II của Thủy quân lục chiến Mỹ có thể sớm tham chiến ở Syria, Iraq hoặc Afghanistan, theo báo cáo của USNI News.
"Chúng tôi nóng lòng muốn chứng tỏ năng lực máy bay tàng hình mới nhất của chúng tôi", thiếu tá Christopher Harrison, phát ngôn viên của lực lượng Thủy quân lục chiến cho biết từ Lầu Năm Góc ngày 13/9.
Theo ông Harrison, những máy bay chiến đấu này có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào do Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ đưa ra nhằm ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào với các lợi ích của Mỹ.
Phát ngôn viên lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ khẳng định những máy bay này được trang bị phần mềm Block 3F cung cấp "khả năng chiến đấu đầy đủ", cho phép sử dụng mọi kênh thông tin để tăng độ chính xác của các cuộc tấn công.
Trong bài báo trên trang web USNI News, ông Harrison còn tuyên bố rằng đối với lực lượng vũ trang Mỹ, các chiến dịch quân sự ở Syria tỏ ra phức tạp hơn nhiều so với những chiến dịch ở Afghanistan và Iraq, nơi mà các lực lượng không quân Mỹ đã có một ưu thế trên không tuyệt đối.
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
Việc phát triển nó đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các chính phủ liên minh khác. Nó được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman. Máy bay đã được thao diễn vào năm 2000; một kiểu mẫu sản xuất thử đã cất cánh lần đầu vào ngày 15/12/2006.
Tuy nhiên hiện nay chương trình F-35 không được như mong đợi và đang gặp nhiều vấn đề cũng như tranh cãi vì giá ngày càng cao cũng như không đạt tiêu chuẩn của quân đội đề ra và còn gặp nhiều vấn đề khi thử nghiệm. Kế hoạch chế tạo hàng loạt phải dời đến năm 2019 vì chỉ mới thực hiện được 25% các cuộc bay thử nghiệm tính đến năm 2012. Đến năm 2016, Hoa Kỳ mới bắt đầu mua loại máy bay này với số lượng nhỏ để hãng phát triển có thời gian khắc phục các lỗi phát sinh và hoàn thiện thiết kế. Tính tới năm 2014, chương trình đã vượt dự toán 163 tỷ USD và chậm 7 năm so với kế hoạch. Tính tới tháng 3/2018, mới chỉ có 280 chiếc F-35 được chế tạo, tính cả những mẫu thử nghiệm (trong khi kế hoạch ban đầu là chế tạo 2.183 chiếc cho quân đội Mỹ và gần 1.000 chiếc khác để xuất khẩu từ năm 2010 cho tới năm 2035). Các nhà phê bình cho rằng chi phí nghiên cứu đã tăng quá cao và động cơ chính trị khiến chính phủ Mỹ không dám đình chỉ dự án này, dù giá thành máy bay đắt hơn nhiều so với dự kiến và nhiều lỗi kỹ thuật liên tục phát sinh.
Th.Long
AFP
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
-
Cấp bách hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành điện