Mỹ "nói một đằng làm một nẻo" trong việc trừng phạt Nga và Iran
Một tàu chở dầu của Iran |
Yerushalmy viết rằng “dầu được vận chuyển từ Nga, Iran hoặc Venezuela đến Đông Nam Á, sau đó chuyển dầu từ tàu chở dầu này sang tàu chở dầu khác, sau đó được dán nhãn lại là đến từ một nhà sản xuất dầu lân cận, trước khi được vận chuyển đến Trung Quốc. Theo nhà báo, “thương mại dầu mỏ thực hiện theo tầm nhìn của chính quyền ông Biden, vốn ưu tiên các cuộc đàm phán ngoại giao với Iran hơn là áp dụng các biện pháp trừng phạt”.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), nửa đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu khối lượng dầu thô nhiều kỷ lục, “nhập khẩu từ Malaysia tăng 330.000 thùng/ngày (46%), đạt mức 1 triệu thùng/ngày” trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu "vượt quá tổng sản lượng của Malaysia". Báo cáo EIA cho biết, các nhà phân tích chỉ ra “phần lớn dầu vận chuyển từ Iran sang Trung Quốc đã được dán nhãn lại là đến từ các quốc gia như Malaysia, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman” để tránh bị trừng phạt.
Theo báo của nhóm "Đoàn kết chống Iran hạt nhân" (UANI), xuất khẩu dỏ mỏ của Iran trong tháng 8/2023 đã đạt mức cao kỉ lục kể từ năm 2017, với mức xuất khẩu trung bình 2 triệu thùng dầu/ ngày trong 20 ngày đầu tháng 8, tăng 30% so với những tháng trước. Theo ước tính của nhóm UANI, 91% sản lượng dầu xuất khẩu sang Trung Quốc. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do chính quyền Biden nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp nhận khẩu của Trung Quốc. Số dầu được chính phủ Mỹ “làm lơ” này giúp làm giá giảm dầu trên thị trường quốc tế (nếu không có dầu của Iran và Nga, giá dầu của Mỹ sẽ tăng cao), điều này sẽ ảnh hưởng đến chính quyền Biden trong cuộc bầu cử sắp tới.
Yerushalmy và các nhà quan sát khác phân tích sâu về vấn đề này. Rất khó để cô lập một cường quốc như Nga. Các nhà phân tích thừa nhận hầu như không có khả năng các lệnh trừng phạt làm suy yếu khả năng kinh tế của Nga trong cuộc chiến kinh tế của Phương Tây với Moscow.Vào tháng 9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến số liệu xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn ở mức cao. Ngoài ra, thương mại của Nga với các nước trong khu vực và đồng minh đã tăng lên. Theo Ana Swanson, phụ trách chuyên mục thương mại quốc tế cho tờ New York Times, xuất khẩu điện thoại thông minh từ Armenia sang Nga đã tăng lên, điều này tương tự với chip máy tính và nhiều sản phẩm khác từ các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan và Kazakhstan. Xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Nga tăng kỉ lục vào tháng 12 năm 2022.
Xu hướng thương mại này cũng mở đường cho sự phát triển địa chính trị, ngày càng có nhiều đề xuất mở rộng hội nhập Á-Âu, dù theo khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hay các tổ chức khác. Armenia đóng một vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa EU và EAEU, những diễn biến gần đây ở Armenia, phải được nhìn nhận trong bối cảnh áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Năm 2021, Iran gia nhập vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), cho phép nước này nhận được sự chấp nhận quốc tế, cùng nhiều lợi ích khác. Giống như Moscow, Tehran là mục tiêu trừng phạt của Mỹ (xảy ra vào năm 2021) và hai quốc gia này bắt tay trong một số hoạt động hợp tác đa phương và song phương. Hành lang Giao thông Vận tải Bắc-Nam (NSTC), mặc dù là một sáng kiến non trẻ, nhưng có tiềm năng không chỉ chống lại các ý định của Mỹ nhằm cô lập hai nước về mặt kinh tế mà còn tạo ra một tuyến đường mới đầy triển vọng và là một tuyến đường thay thế cho Kênh đào Suez, do đó biến quốc gia Ba Tư này một lần nữa trở thành trung tâm trung chuyển trong khu vực.
Trung Quốc có thể thay đổi tình hình ở Trung Đông sau khi thành công hòa giải Iran-Arab Saudi. Sự sáp lại gần nhau giữa hai nước này vẫn tiếp tục tiến triển, mặc dù chậm: vào đầu tháng 9, hai nước đã trao đổi đại sứ.
Thỏa thuận được thổi phồng gần đây giữa Washington và Tehran về việc trả tự do cho các công dân Mỹ bị bắt là một phần trong nỗ lực chung giữa Mỹ và EU nhằm xoa dịu căng thẳng với Iran và đạt được thỏa thuận không chính thức với nước này. Việc “nới lỏng các lệnh trừng phạt” gần đây của Hoa Kỳ có quan hệ với những nỗ lực này cũng như bối cảnh địa kinh tế.
Trong thế giới cực kỳ căng thẳng ngày nay, bất kỳ sự giảm leo thang căng thẳng nào giữa phương Tây với quốc gia Ba Tư đều là đáng hoan nghênh. Đạo luật Caesar vẫn được Washington sử dụng để chống lại các nước trong khu vực như Syria, trong bối cảnh chiến tranh kinh tế và nhiên liệu. “Sự thấu hiểu không chính thức” với Iran có giúp tranh thủ thời gian nhưng không giải quyết được vấn đề liên quan đến các đối tác khu vực, những vấn đề phản ánh rõ rệt những căng thẳng địa chính trị và hệ thống.
Thực tế, không có nguồn thay thế hoàn toàn cho dầu trên toàn cầu và thế giới cần dầu của Iran và Nga.
Trừng phạt Nga, cơ hội cho dầu mỏ Guyana |
An ninh năng lượng của Nhật Bản sau khi cùng Mỹ trừng phạt Nga? |
Thành viên EU dọa phủ quyết lệnh trừng phạt Nga |
Nh.Thạch
AFP