Mỹ muốn thuyết phục Ấn Độ giảm mua dầu của Nga
Theo đó, chuyến thăm của trợ lý Bộ trưởng Tài chính Elizabeth Rosenberg là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm thuyết phục các đồng minh nước ngoài của Mỹ tán thành các lệnh trừng phạt của nước này và châu Âu đối với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ cho hay: "Điều quan trọng là phải nói chuyện với các bên vốn là đối tác bền vững của Mỹ về một loạt các vấn đề và đảm bảo rằng chúng tôi giữ quan hệ chặt chẽ về chế độ trừng phạt của mình, cũng như làm việc cùng nhau để ngăn chặn bất kỳ cơ hội trốn tránh hoặc hoạt động né tránh nào".
Nga gần đây đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ tư của Ấn Độ khi quốc gia Nam Á bị thu hút bởi dầu thô giảm giá của Nga. Vào tháng 4, tỷ trọng dầu thô từ Nga trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ ở mức cao kỷ lục 6%, tương đương khoảng 277.000 thùng/ngày. Con số này tăng so với 66.000 thùng/ngày trong tháng trước.
Ấn Độ hiện phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ, dựa vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 80% tổng lượng tiêu thụ. Điều này khiến Ấn Độ rất nhạy cảm với các cú sốc về giá và tạo động lực cho việc tận dụng bất kỳ món hời nào xuất hiện.
Chuyến thăm của bà Rosenberg tới New Delhi không phải là nỗ lực đầu tiên của chính quyền Biden nhằm kiềm chế Ấn Độ. Trước đó, trong tháng 3 vừa qua, Washington đã cảnh báo New Delhi rằng việc mua thêm dầu của Nga có thể khiến nước này gặp "rủi ro lớn".
Ở thời điểm đó, hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên nói rằng: "Mỹ không phản đối việc Ấn Độ mua dầu của Nga với điều kiện họ mua với giá thấp, mà không tăng đáng kể so với những năm trước".
Bình An
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ